Khi già đi, việc có một giấc ngủ ngon sẽ khó khăn hơn. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần đến 7 đến 9 tiếng. Một trong những thách thức đối với việc lão hóa một cách khỏe mạnh là khắc phục giấc ngủ để đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi đủ để có sức khỏe tốt.
Thay đổi giấc ngủ ở người lớn tuổi
Vì nhiều lý do, người già khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Khi già đi, có thể nhận thấy một số điều sau đây:
- Mất nhiều thời gian để đi vào giấc
- Ngủ ít sâu.
- Thức dậy ba hoặc bốn lần một đêm.
- Tiểu đêm thường xuyên.
- Ngủ không yên tĩnh hay không thoải mái.
- Ngủ sớm và thức dậy vào sáng sớm.
Tại sao người già ngủ ít hơn
Khi già đi, cơ thể dần thay đổi. Những thay đổi này ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Tùy thuộc vào tình trạng, một hoặc nhiều yếu tố trong số này có thể gây ảnh hưởng:
- Melatonin rất quan trọng vì những thay đổi về nồng độ của hormone này kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Với ít melatonin, nhiều người lớn tuổi cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối sớm và thức dậy vào sáng sớm. Họ cũng có thể khó đi vào giấc hơn.
- Hormon tăng trưởng là yếu tố khiến trẻ ngủ rất sâu. Khi già, cơ thể tiết ra ít hormone này và ngủ sâu trở nên khó khăn hơn.
- Mãn kinh gây ra nhiều thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, đôi khi dẫn đến vã mồ hôi đêm và các triệu chứng khác gây cản trở việc ngủ.
Điều kiện sức khỏe: Tình trạng sức khỏe có thể cản trở giấc ngủ. Khi già đi, chúng ta có nhiều nguy cơ mang một căn bệnh mãn tính. Những căn bệnh này dẫn đến những thay đổi trong cơ thể làm cản trở giấc ngủ bình thường. Bằng cách kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể giảm thiểu hiệu ứng này. Ví dụ về cách một số bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ là:
- Một số tình trạng (như viêm khớp) gây đau, khiến bạn khó ngủ.
- Các bệnh lý khác (như bệnh tiểu đường hoặc phì đại tuyến tiền liệt) có thể khiến bạn tiểu đêm thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ sâu.
- Bệnh tim, tăng huyết áp và các tình trạng tim mạch khác có thể khiến bạn tỉnh giấc đột ngột do khó thở hoặc thay đổi nhịp tim.
- Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, và các bệnh tâm thần có thể gây lo lắng- làm cản trở giấc ngủ.
Thay đổi lối sống: Khi già đi, thói quen hàng ngày thay đổi. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bằng cách tăng cường tập thể dục và hoạt động thể lực và ngủ trưa ít hơn, bạn sẽ cải thiện cả thời lượng và chất lượng giấc ngủ của mình:
- Người già thường ít tập thể dục. Hãy tăng cường thời gian tập thể dục hàng ngày.
- Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể bạn sản xuất melatonin, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn. Cố gắng để có được ít nhất hai giờ tiếp xúc với ánh sáng mạnh mỗi ngày. Nếu bạn khó ra ngoài, hãy cân nhắc sử dụng đèn “toàn phổ” trong nhà.
- Mặc dù ngủ trưa có thể cho cảm giác thoải mái, nhưng nếu bạn ngủ trưa hơn 20 phút mỗi ngày, điều này có thể ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.
- Rượu, cafein và nicotine. Ba thủ phạm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Nếu gặp khó khăn, hãy cắt giảm hoặc không sử dụng bất kỳ thứ nào trong số này trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ.
- Khi già đi, nhiều khả năng cần phải sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc. Những loại thuốc này thường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bác sĩ có thể kê đơn loại không gây mất ngủ, hoặc có thể thay đổi thời gian uống thuốc trong ngày.
Phải làm gì để cải thiện giấc ngủ của người già
Có thể cải thiện giấc ngủ của mình bằng cách xác định nguyên nhân cơ bản và thực hiện các thay đổi. Nếu bạn thiếu ngủ là do bệnh hoặc thuốc, hãy tư vấn bác sĩ về khả năng thay đổi thuốc hoặc thời gian dùng thuốc trong ngày. Thực hiện theo các mẹo hướng dẫn ở trên đồng thời đảm bảo rèn luyện thể dục và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Nếu không được cải thiện, có thể bạn bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng sức khỏe khiến người ta khó rơi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ do ngưng thở khi ngủ, khó ngủ… có thể cần phải điều trị những tình trạng này. Hãy thử thay đổi thói quen ngủ và lối sống thường ngày của bạn.
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD