CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính, gây tổn thương lên các tạng khác nhau như tim, mạch máu, thận… và thường kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, huyết áp có thể có lúc tăng một cách nhanh chóng và đủ nghiêm trọng để được xem là cơn tăng huyết áp (cơn THA).
Để giảm các tỷ lệ biến chứng và tử vong, cần nhanh chóng đánh giá chức năng các tạng có liên quan và tình trạng gia tăng huyết áp để xác định phương thức điều trị phù hợp nhất.
Cơn tăng huyết áp
KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
Các cơn tăng huyết áp
Các cơn tăng huyết áp bao gồm hai loại: Cơn tăng huyết áp (THA) cấp cứu còn được một số tác giả gọi là Cơn tăng huyết áp (THA) nghiêm trọng không có triệu chứng (chiếm khoảng 76%) và Cơn tăng huyết áp (THA) khẩn cấp (chiếm khoảng 24%). Cơn tăng huyết áp (THA) cấp cứu và Cơn tăng huyết áp (THA) khẩn cấp đều có huyết áp cao > 180 mm Hg tâm thu và > 120- 130 mm Hg tâm trương, tuy nhiên huyết áp cũng có thể thấp hơn ở phụ nữ có thai hay ở trẻ em.
Cơn tăng huyết áp (THA) cấp cứu (1) được định nghĩa là THA nghiêm trọng nhưng không có tổn thương các tạng đích, cũng không có bằng chứng nào cho thấy việc làm giảm nhanh chóng huyết áp cho các trường hợp này là có ích. Hơn nữa, việc điều trị tấn công như vậy còn có thể gây hại cho người bệnh vì làm giảm tưới máu của tim, thận, hoặc não. Trong các trường hợp này, huyết áp phải được làm giảm từ từ trong vòng 24-48 giờ với các thuốc giảm huyết áp dùng đường uống.
Cơn tăng huyết áp (THA) khẩn cấp (2) là tình trạng huyết áp tăng dẫn đến các đe dọa hay các rối loạn tiến triển cấp tính của các tạng đích và cần được điều trị ngay tức khắc để hạ thấp huyết áp trong vòng mấy phút đến vài giờ đầu tiên bằng các thuốc giảm huyết áp đường tĩnh mạch. Đa số xảy ra ở những người trước đó đã được chẩn đoán và điều trị THA, nhưng cũng có thể gặp ở những người huyết áp trước đó bình thường, đặc biệt là ở các bệnh nhân tiền sản giật hay viêm cầu thận cấp.
Trong các Cơn tăng huyết áp (THA) khẩn cấp, người ta còn phân biệt thêm hai loại: Cơn tăng huyết áp (THA) hiểm ác và Cơn tăng huyết áp (THA) tiến triển. Cả hai đều có chung các hậu quả và có cùng cách điều trị như nhau. THA tiến triển được định nghĩa là các trường hợp THA cấp tính, vừa mới xảy ra, dẫn đến tổn thương các tạng đích, thường hay gặp là tổn thương của mạch máu nhìn thấy qua nội soi dạ dày (thấy các đám xuất huyết hình ngọn lửa hoặc các đám mỏng dịch tiết) và không có phù gai thị.
THA hiểm ác được định nghĩa là một Cơn tăng huyết áp (THA) cấp tính với các tổn thương đa tạng: phải có phù gai thị hoặc có các tổn thương của ít nhất là ba tạng đích khác nhau. THA hiểm ác gần như luôn luôn đi kèm với các tổn thương của võng mạc: phù, xuất huyết hình ngọn lửa, tiết dịch. Các đặc điểm lâm sàng khác: bệnh lý não tăng huyết áp, lẫn lộn, suy thất trái, đông máu trong lòng mạch, rối loạn chức năng thận, đái máu và sụt cân. Đặc điểm giải phẫu bệnh là hoại tử dạng tơ huyết của các động mạch nhỏ của thận.
Nguyên nhân của THA hiểm ác: các rối loạn dạng collagen mạch máu của thận, nhiễm độc thai nghén, suy thận, THA do thận gây ra bởi trít hẹp động mạch thận. Các biến chứng là rất thảm khốc nếu không điều trị và có > 90% bệnh nhân sẽ không sống quá 1-2 năm. Tỷ lệ tử vong hàng năm của các bệnh nhân THA hiểm ác là 2,6% so với của những người HA bình thường và những người THA đối chứng lần lượt là 0,2% và 0,5%.
ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
Định nghĩa: Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng đột ngột với huyết áp tâm thu > 180 mm Hg và/ hoặc huyết áp tâm trương > 120 –130 mm Hg. Khi huyết áp không kiểm soát được, có thể dẫn tới tổn thương của các tạng đích.
Các tổn thương này gặp trong hầu hết các loại THA (chỉ không gặp trong THA cấp cứu), bao gồm các thay đổi của hệ thần kinh (bệnh lý não tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não…), của hệ tim-mạch (cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng thất trái cấp, phù phổi cấp, bóc tách động mạch chủ…), của thận (suy thận cấp, sản giật) và của nhiều các tạng khác (hay gặp phù gai thị, xuất huyết võng mạc mắt…).
Triệu chứng: Đa số người cao huyết áp không có các dấu hiệu và triệu chứng, ngay cả khi huyết áp lên tới các mức độ cao nguy hiểm. Một số ít người huyết áp cao có thể bị nhức đầu, khó thở hay chảy máu mũi, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng này là không đặc hiệu và thường không gặp cho đến khi huyết áp cao trở nên nghiêm trọng hay đe dọa đến tính mạng.
Cơn tăng huyết áp (THA) thường thấy ở những bệnh nhân THA đã được chẩn đoán trước đó nhưng không tuân thủ tốt chế độ điều trị và cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên ở những bệnh nhân khác mà trước đó không được biết là bị THA. Những bệnh nhân có Cơn tăng huyết áp (THA) nên được phân loại sớm.
Bệnh sử và thăm khám nên tập trung vào các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến tổn thương các tạng đích, tiền sử THA, tiền sử dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kể cả các thuốc tự mua không cần toa và sử dụng ma túy, việc ngừng thuốc đột ngột cũng có thể thúc đẩy các cơn THA.
Nguyên nhân: Có 2 loại tăng huyết áp: Cơn tăng huyết áp (THA) nguyên phát (vô căn) Cho đa số người lớn, không thể nhận biết căn nguyên của cao huyết áp. Loại cao huyết áp này được gọi là THA nguyên phát (hay vô căn), có khuynh hướng phát triển dần qua nhiều năm. Cơn tăng huyết áp (THA) thứ phát Một số người cao huyết áp gây ra bởi một bệnh cơ bản nào đó. Loại cao huyết áp này gọi là cơn tăng huyết áp (THA) thứ phát, có khuynh hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với THA nguyên phát.
Các bệnh và các thuốc khác nhau có thể đưa đến cơn tăng huyết áp (THA) thứ phát như: ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, các bệnh của thận, u tuyến thượng thận, các bệnh của tuyến giáp, một số bệnh mạch máu bẩm sinh, tâm trạng căng thẳng (stress), một số thuốc (như tránh thai,cảm, thông mũi, không hợp pháp như cocaine và amphetamines…), lạm dụng rượu hay uống rượu kinh niên.
Các yếu tố nguy cơ Bao gồm: tuổi trên 45 ở nam giới và trên 65 ở nữ giới, chủng tộc (gặp nhiều hơn và biến chứng cũng nghiêm trọng hơn ở người da đen), lịch sử gia đình (cao huyết áp có thể có tính gia đình), quá cân hay béo phì, ít hoạt động thể lực, hút hay nhai thuốc lá làm tăng nguy cơ THA nhất thời (các hóa chất trong thuốc lá làm tổn thương lớp nội mạc động mạch, gây hẹp động mạch và tăng huyết áp).
Chế độ ăn quá nhiều muối (sodium giữ nước trong cơ thể và làm tăng huyết áp) hoặc quá ít potassium (không giữ được thăng bằng lượng sodium trong các tế bào), bệnh thận, đái tháo đường, ngừng thở khi ngủ, mang thai, uống quá nhiều rượu (gây tổn thương cho tim và cao huyết áp)…
Các xét nghiệm và chẩn đoán Các xét nghiệm thường qui: xét nghiệm nước tiểu, các xét nghiệm máu, xét nghiệm cholesterol và ghi điện tim. Có thể làm thêm siêu âm tim để kiểm tra thêm các dấu hiệu của bệnh tim. Các trường hợp nặng hay đe dọa, phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.
Các số đo huyết áp được chia làm 4 hạng sau đây:
– Huyết áp bình thường (không cao): Khi thấp dưới 120/80 mm Hg
– Tiền tăng huyết áp (THA) : Khi huyết áp tâm thu 120 – 139 mm Hg hay huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg. Hạng này sẽ xấu dần theo thời gian.
–Tăng huyết áp (THA) giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mm Hg hay huyết áp tâm trương 90 – 99 mm Hg.
– Tăng huyết áp (THA) giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu ≥ 160 mm Hg hay huyết áp tâm thu ≥ 100 mm Hg.
ĐIỀU TRỊ CƠN TĂNG HUYẾT ÁP
Trong cơn tăng huyết áp (THA) cấp cứu, chưa đến mức đe dọa tính mạng người bệnh, huyết áp được làm giảm từ từ trong vòng 24-48 giờ với các thuốc hạ huyết áp dùng đường uống. Trong Cơn tăng huyết áp (THA) khẩn cấp, việc điều trị phải tích cực, dùng ngay các thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch.
Bác sĩ cần thăm khám và cho làm các xét nghiệm thường qui, nhiều khi phải làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như soi đáy mắt, chụp CT sọ não… để có thể đánh giá mức độ thương tổn của các tạng và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp Cơn tăng huyết áp (THA) cấp tính.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đây là những bước rất quan trọng vì chẩn đoán chính xác là tiền đề giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bạn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, các trường hợp khẩn cấp có thể bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay rối loạn nghiêm trọng chức năng các tạng khác trong cơ thể mà không thể lường trước các hậu quả.
Nói tóm lại, để phòng ngừa Cơn tăng huyết áp (THA) ) và các biến chứng của nó, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng cữ, không dùng thuốc không rõ loại. Trong quá trình điều trị, nếu bạn có huyết áp tâm thu ≥ 180 mm Hg, hay huyết áp tâm trương ≥ 120 mm Hg hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của các tạng đích như đau ngực, khó thở, mắt mờ, nôn ói, yếu liệt chi… bạn không được tự điều trị tại nhà mà cần lập tức đến ngay bác sĩ hoặc cơ sở y tế.
Cùng với điều trị thuốc, thay đổi nếp sống cũng rất quan trọng: chế độ ăn ít muối, tập thể dục đều đặn, bỏ hút thuốc, hạn chế rượu, giữ cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân khi thừa cân hay béo phì. Nếu huyết áp vẫn cao mặc dù bạn đã dùng tới ít nhất ba loại thuốc, một trong số đó thường là thuốc lợi tiểu, như vậy là bạn bị cao huyết áp đề kháng. Khi đó phải xem xét đến một nguyên nhân thứ yếu của cơn tăng huyết áp (THA).
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THEO DÕI HUYẾT ÁP TẠI NHÀ
Thường xuyên kiểm tra huyết áp của bản thân đặc biệt đối với những người có tiền sử Tăng huyết áp (THA) hay người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp… Vậy nên, ngoài việc khám định kì, bạn cần phải có máy đo huyết áp tại nhà để kiểm soát sự tăng/giảm huyết áp bất ngờ, phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Từ việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu.
Ngoài ra, thường có hai hiện tượng đặc trưng khi đo huyết áp cơn tăng huyết áp (THA) áo choàng trắng và cơn tăng huyết áp (THA) giấu mặt. Cơn tăng huyết áp (THA) áo choàng trắng là hiện tượng huyết áp của người bệnh thường tăng khi đo ở các cơ sở y tế nhưng lại thấp ở nhà.
Cơn tăng huyết áp (THA) giấu mặt lại là trường hợp đo ở các cơ sở y tế thì bình thường nhưng về nhà thì lại tăng cao. Trong những trường hợp này, máy đo huyết áp tại nhà sẽ giúp người bệnh và bác sĩ có đầy đủ thông tin hơn về huyết áp của người
Về mặt tâm lý, khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật. Thậm chí còn có động lực hơn để kiểm soát huyết áp của bạn với một chế độ ăn uống được cải thiện, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc thích hợp.
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ
1. Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
2. Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
3. Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.
4. Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo.
5.Trong trường hợp kết quả đo nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó: cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
6. Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Theo dõi huyết áp tại nhà giúp phát hiện sớm các cơn tăng huyết áp.
Máy đo huyết áp Omron công nghệ cao cấp đến từ Nhật Bản
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đo huyết áp có xuất xứ từ Đức, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên người dùng nên lưu ý chọn những sản phẩm chất lượng, có thương hiệu uy tín. Một trong những thương hiệu đã được nhiều người tin dùng và lựa chọn là Omron.
Thương hiệu đến từ Nhật này chuyên cung cấp các dòng sản phẩm: Thiết bị theo dõi, kiểm tra sức khỏe tại nhà, máy đo đường huyết, máy điều trị viêm mũi dị ứng, máy hút dịch mũi… đặc biệt là máy đo huyết áp.
Với tính năng ưu việt, kiểu dáng thiết kế đẹp, màn hình lớn dễ đọc kết quả đo, sử dụng công nghệ Intellisense cho kết quả chính xác, nhanh, đáng tin cậy máy đo huyết áp Omron là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình. Đây cũng là sản phẩm duy nhất được Hội tim mạch Việt Nam khuyên dùng.
Ngoài máy đo huyết áp bắp tay: JPN 600 và HEM-7280T, HEM-7130… Omron còn nhiều model máy đo huyết áp điện tử tiện dụng khác: máy đo huyết áp cổ tay HEM-6221, HEM-613, HME-8712, HME-7120…
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD