Ăn ngọt có tăng huyết áp không?
Đường ảnh hưởng tới huyết áp như thế nào?
Khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, những ai ăn nhiều calo (từ 25% calo trở lên) sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần.
Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người hiện nay cao gấp từ 2 đến 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do thói quen ăn uống các chế phẩm ăn nhanh và làm sẵn. Xét đến thanh thiếu niên cụ thể, mức tiêu thụ hiện tại có thể cao gấp từ 6 đến 16 lần.
Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim. Tuy nhiên, ăn đường – bao gồm cả fructose – từ sản phẩm sinh học tự nhiên (trái cây) lại không gây hại mà rất có lợi cho cơ thể.
Việc giảm tiêu thụ đường bằng cách hạn chế các thực phẩm chế biến có chứa chúng nên được thực hiện trước tiên ngay ở các công ty chế biến thực phẩm thông qua tuyên truyền và tập huấn kiến thức sức khỏe. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng ngay cả khi dùng một lượng đường vừa phải trong khoảng thời gian ngắn cũng có thể gây ra những tác động xấu với cơ thể.
Uống thường xuyên các đồ uống có đường như soda, cola, các đồ uống ngọt có ga… có thể dẫn đến hiện tượng lão hóa sớm các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh mạn tính tương đương với ảnh hưởng của việc hút thuốc lá.
Đồ ăn ngọt nào không nên ăn?
Ăn ngọt có tăng huyết áp không? Nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ cao huyết áp cho thấy giảm 2,3 muỗng cà phê đường mỗi ngày có thể làm giảm 8,4 mmHg huyết áp tâm thu và giảm 3,7 mmHg huyết áp tâm trương. Lượng đường tiêu thụ hàng ngày nên được giới hạn ở mức:
- 6 muỗng cà phê (tương đương 25 gam đường), đối với phụ nữ
- 9 muỗng cà phê (tương đương 36 gam đường), đối với nam giới
Đường và muối thường được thêm kết hợp vào các loại thực phẩm chế biến sẵn. Cả hai thành phần này đều làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp nếu sử dụng vượt quá hàm lượng trong ngày. Lượng muối không được tiêu thụ quá 2.300 mg, tương đương với 1 muỗng cà phê mỗi ngày.
Một số loại thực phẩm chế biến chứa nhiều đường và muối, nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp gồm:
- Bánh mì
- Pizza
- Thịt nguội và thịt đông lạnh
- Súp đóng hộp
- Burritos và tacos
- Nước sốt cà chua đóng hộp
- Sữa béo và kem
- Pho mai
Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn các loại trái cây, hoa quả, chứa đường tự nhiên, tốt cho sức khỏe như cà chua, táo tây, mơ, kiwi, cam, dâu tây, việt quất, chuối, bơ, …
Đôi với người bệnh bị tăng huyết áp, không nên ăn quá nhiều đường. Sử dụng quá nhiều đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao (bánh ngọt, kẹo, mứt, trà sữa…) có thể gây ức chế sản xuất oxit nitric (một chất giúp thư giãn mạch máu), từ đó gây co mạch làm tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp.
Chế độ ăn cho người tăng huyết áp
- Chế độ ăn trong ngày cũng cần được lưu ý khi bị tăng huyết áp, có thể tham khảo và áp dụng chế độ ăn như sau:
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây, hạt, đậu…
- Bổ sung thực phẩm có chất béo tốt như dầu ô liu, hạt chia, cá, hạt dẻ.
- Ăn nhiều cá biển như cá trích, cá hồi, cá mòi, cá thu hoặc các loại thịt gia cầm.
- Nêm nếm đồ ăn ít muối, nước mắm, ăn nhạt dưới 5g muối/ ngày.
- Hạn chế đồ uống có cồn (rượu, bia…), thuốc lá, trà đặc và các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
Fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD