Sốt – Triệu chứng thường gặp và nguyên nhân gây ra sốt

Sốt là bệnh gì?

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, chúng ta đã bị sốt.

Sốt

Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường gặp là: Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế, run, da sờ thấy nóng, đau đầu, chán ăn, mất nước, trầm cảm, khó tập trung, buồn ngủ, đổ mồ hôi,…

Nguyên nhân

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Thường xảy ra do: Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi; phản ứng phụ của một số loại thuốc; tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời; sốc nhiệt; bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể; ngộ độc thực phẩm; rối loạn hormone như bệnh cường giáp; mọc răng ở trẻ nhỏ,…

Tại sao phải hạ sốt?

Nó đã và đang là một trong những chủ đề trọng tâm của y học trong nhiều thế kỷ. Cho đến nay, con người đã có thể phát hiện và kiểm soát tốt cơn sốt trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc vì sao phải hạ sốt và có nhất thiết phải thực hiện điều này hay không.

Cơn sốt được xem là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh, thường gặp nhất là ký sinh trùng và virus. Suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học đã mô tả nó như là một căn bệnh chứ không phải là dấu hiệu của bệnh khác.

Nó được định nghĩa là tình trạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao giới hạn nhiệt bình thường. Mặc dù phải mất hàng trăm năm thì các nhà khoa học mới đạt được phần nào sự nhất trí liên quan đặc tính và định nghĩa của cơn sốt, song sự đồng thuận trong việc khi nào, tại sao phải hạ sốt và liệu có nên điều trị ở bệnh nhân hay không vẫn còn vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.

Sốt

Ảnh hưởng đến cơ thể

Khi bị sốt, hệ miễn dịch trong cơ thể tăng cường hoạt động, kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh. Chính vì vậy, khi cho trẻ tiêm chủng, nếu trẻ lên cơn sốt mà phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sẽ dẫn đến giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ.

Nó có tác dụng kích thích các quá trình chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ. Hiện nay, người ta đã ứng dụng gây sốt nhân tạo cho bệnh nhân nhằm mục đích điều trị đối với một số trường hợp như sẹo lồi, sẹo co sau bỏng. Cơ chế của quá trình này là do sốt có khả năng ức chế quá trình tạo sẹo và làm mềm sẹo. Ngoài ra, phản ứng này còn làm giảm tổn thương do chấn thương tủy sống, điều trị thể sớm ở bệnh nhân giang mai có tổn thương thần kinh…

Bên cạnh những mặt lợi, sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu.

Ngoài ra, nó còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp…


Giới thiệu kết nối cộng đồng

Y KHOA LD

Fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD

Youtube: Y khoa LD

Trả lời