Khổ qua là trái gì?
Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có trái ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Khổ qua là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc từ nước nào. Cây khổ qua được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam, châu Phi và Caribê.
Lợi ích của khổ qua đối với sức khỏe
Thanh nhiệt, giải độc
Khổ qua tính hàn, vị đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, lợi niệu, lương huyết. Do chứa alcaloid nên loại trái này có vị đắng, chất này không những kích thích thần kinh vị giác, tăng sự thèm ăn, mà còn tăng nhu động ruột, giúp ích tiêu hóa.
Vị đắng đặc thù trong khổ qua ức chế trung tâm thân nhiệt cơ thể, có tác dụng giải nhiệt chống say nắng.
Nấu nước trái này để tắm rửa, có công hiệu thanh nhiệt, giải ngứa, trị rôm sảy.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Một số nghiên cứu cho thấy trái khổ qua có thể điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ổn định. Bên cạnh đó, trái cây này được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày, ruột bao gồm rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón và giun đường ruột.
Ngoài ra, khổ qua cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, hen suyễn, sỏi thận, sốt, bệnh vẩy nến và bệnh gan. Nó cũng được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng da nặng (như áp xe) và vết thương lâu ngày.
Tuy loại trái này có nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Lợi ích của khổ qua đối với phái đẹp
Trái khổ qua là một lựa chọn tuyệt vời nếu chị em phụ nữ đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại thực phẩm này có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể. Ngoài ra, tác dụng của trái này đối với phụ nữ còn thể hiện trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt.
Trường hợp nên thận trọng khi ăn khổ qua
Chỉ ăn khổ qua ở lượng vừa phải, khoảng 62,2g (hơn hai trái) mỗi ngày. Ăn quá nhiều gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn. Một số hóa chất chứa trong quả, nước ép và hạt giống của loại trái này có thể kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, dẫn đến tình trạng chảy máu và gây ra sảy thai.
Những người bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) có thể mắc chứng dị ứng đậu fava (đậu tằm) sau khi ăn hạt khổ qua. Một thành phần chứa trong hạt khổ qua có liên quan đến các hóa chất trong đậu fava (gây ra chứng thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau dạ dày và hôn mê ở một số người). Nếu bạn bị thiếu hụt men G6PD, hãy tránh ăn trái này nhé.
Lớp thịt đỏ xung quanh hạt trái này mang độc tính gây hại đối với trẻ em. Do đó, không nên cho bé ăn những trái mà thịt đã ngả đỏ.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD