Hạ đường huyết thì phải làm gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp (Glucose). Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Tình trạng này thường liên quan đến điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một loạt các tình trạng khác có thể gây ra hạ đường trong máu ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Giống như sốt, hạ đường trong máu không phải là một căn bệnh. Nó là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

Các triệu chứng gợi ý hạ đường huyết:

Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột, cảm giác đói cồn cào không giải thích được, có thể chóng mặt, đau đầu, lo âu, tay chân nặng nề, yếu. Mức độ nặng hơn có thể có da xanh tái, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng hoặc kích động, loạn thần.

Nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất, tăng huyết áp tâm thu, có thể có cơn đau thắt ngực hoặc cảm giác nặng ngực.

hạ huyết áp tư thế- hạ đường huyết

Các nguyên nhân thường gặp gây hạ đường huyết

Chế độ ăn kiêng

Sử dụng thuốc đái tháo đường

Hoạt động thể chất quá sức

Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn tự miễn dịch, rối loạn ăn uống, suy tạng hoặc khối u…

Biến chứng của hạ đường huyết 

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian dài có thể gây mất ý thức, động kinh vì não cần đường để duy trì hoạt động. Một vài trường hợp dẫn đến tử vong.

Khi hạ đường huyết thì phải làm gì?

Mục tiêu xử trí hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị hạ đường huyết ngay lập tức, bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.

Xử trí hạ đường huyết nên tuân theo “quy tắc 15/15”:

Đo đường huyết, nếu đường huyết <70 mg/dl (3,9 mmol/L), ăn hay uống thực phẩm chứa 15g Carbohydrate và đợi 15 phút, sau đó đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn < 70mg/dl (3,9 mmol/L), lập lại quy trình trên cho đến khi đường huyết > 100 mg/dl.

Vì đường huyết có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường huyết mỗi 60 phút sau khi điều trị.

Thức ăn tương đương 15g Glucose: 2 hoặc 3 viên đường, 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào, 1/2 ly nước ngọt, 1 ly sữa, 5 hay 6 viên kẹo, 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong

Nếu hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê:

Xử trí tại nhà: tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Làm sao để phòng ngừa hạ đường huyết

dinh dưỡng

  • Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
  • Kiểm tra lượng đường huyết theo định kì.
  • Đi khám bệnh ngay khi xuất hiên các triệu chứng của bệnh.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của mình.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

Giới thiệu kết nối cộng đồng Y KHOA LD

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36

Youtube: Y khoa LD

Trả lời