Chụp MRI là gì?
Chụp Cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật cận lâm sàng chất lượng cao sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình cắt lớp. Trong quá trình chụp từ trường và sóng radio sẽ tác động lên các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình này sẽ được máy thu nhận, xử lý và chuyển đối các tín hiệu thành hình ảnh.
Kỹ thuật chụp MRI giúp bác sĩ thấy rõ được hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau từ đó có thể xác định rõ vị trí tổn thương và có những chẩn đoán hiệu quả cho người bệnh. Ngoài ra kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp không sử dụng tia xạ, đảm bảo an toàn do đó, được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao.
Công dụng của chụp MRI
– Chụp MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio do đó người chụp sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia xạ;
– MRI có thể lấy được hình ảnh ở đa mặt phẳng, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong chẩn đoán;
– Chụp MRI hiển thị ảnh tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner);
– MRI có thể chụp được mạch máu mà không cần tiêm chất tương phản
– Khi sử dụng kỹ thuật chụp MRI bệnh nhân không bị ảnh hưởng về mặt sinh học
Kỹ thuật chụp MRI được chỉ định khi nào?
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật cận lâm sàng chất lượng cao giúp phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm giúp Bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị hợp lý giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người bệnh. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI thường được Bác sĩ chỉ định chụp ở các bộ phận sau:
Chụp MRI sọ não
Ứng dụng chụp cộng hưởng từ MRI trong chụp sọ não giúp phát hiện các bệnh như: u dây thần kinh sọ não, u não, tai biến, dị dạng mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh ngoài ra MRI sọ não cũng rất hữu ích cho Bác sĩ trong việc đánh giá các vấn đề đau đầu dai dẳng, chóng mặt, yếu hoặc liệt cơ…
MRI cột sống
Kỹ thuật MRI có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý về thoái hoá khớp, thoát vi đĩa đệm, viễm nhiễm đĩa đệm và phần mềm cạnh sống, gãy lún đốt sống. Các bệnh lý tuỷ sống như viêm, u tuỷ sống, chấn thương…
Chụp MRI Cơ xương khớp
Đối với cá vấn đề về Cơ – Xương – Khớp Bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI để xác định các bệnh về sụn khớp, cấu trúc ổ khớp, gân cơ, xương, dây chằng…ngoài ra cũng có thể chỉ định chụp MRI để phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm, tràn dịch ổ khớp, chấn thương dây chằng…
Chụp MRI vùng cổ
Kỹ thuật chụp MRI vùng cổ giúp phát hiện các bệnh lý tổn thương như các khối u, viêm hay hạch bạch huyết vùng cổ.
Chụp MRI hốc mắt:
Ứng dụng MRI trong chụp hốc mắt giúp phát hiện các tổn thương thuộc nhãn cầu, dây thần kinh thị giác…
Chụp MRI vùng Bụng – Xương chậu
Thường bác sĩ chỉ định chụp MRI vùng Bụng – chậu để xác định các bệnh lý về gan, u đường mật, sỏi mật…, Các bệnh lý tuyến tuỵ, lá lách, thận, tuyến thượng thận, và các bệnh lý vùng tiểu khung như
Chụp MRI tuyến vú
Kỹ thuật chụp MRI được chỉ định để phát hiện sớm các tổn thương ở tuyến vú như u lành tính, ác tính và viêm nhiễm tại tuyến vú.
Ngoài những bộ phận được liệt kê ở trên kỹ thuật chụp MRI còn được dùng để chẩn đoán các bệnh lý về Tim và mạch máu như: nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu….
Tuy nhiên, kỹ thuật chụp MRI có nhược điểm là khó khảo sát nếu bệnh nhân có dị vật từ tính, hay bệnh nhân cử động nhiều
Chống chỉ của chụp MRI
Chống chỉ định tuyệt đối chụp công hưởng từ:
– Bệnh nhân có sử dụng máy trợ tim, máy tạo nhịp, máy khử rung.
– Bệnh nhân cấy ghép máy trợ thính vĩnh viễn.
– Bệnh nhân đã phẫu thuật kẹp clips mạch máu.
– Bệnh nhân đặt shunt não úng thủy.
– Bệnh nhân có dị vật trong hốc mắt, cơ quan( phổi, não, ổ bụng).
– Dị vật kích thích thần kinh cơ.
Chống chỉ định tương đối chụp công hưởng từ:
– Bệnh nhân có hội chứng sợ nhốt kín.
– Bệnh nhân kích động không thể nằm im lâu.
– Bệnh nhân có miếng dán, hình xăm hoặc chì kẻ mắt vĩnh viễn.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD