Vớ Y khoa còn gọi là vớ y khoa áp lực được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt có tạo lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với sinh lý bình thường, chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.
Các loại vớ dùng cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch hiện nay gồm: vớ điều trị giãn tĩnh mạch, vớ phòng giãn tĩnh mạch, hai loại này có mắc áp lực khác nhau.
Vớ Y khoa Medi
1. Tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch của vớ y khoa ?
Mang vớ y khoa là một biện pháp điều trị hay được sử dụng. Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị hở (giãn) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch trở về tim, giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù, nhức, đau và đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
2. Khi nào cần mang vớ y khoa?
Do bệnh tĩnh mạch tiến triển rất chậm, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên có thể bệnh nhân “ thích nghi ” dần với nó. Cảm giác khó chịu có thể chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng hay thậm chí bệnh nhân chỉ đi khám bệnh vì lý do thẩm mỹ.
Nếu chỉ uống thuốc khi bệnh còn nhẹ thì có thể làm giảm cảm giác khó chịu nặng chân, mỏi chân … nhưng bệnh vẫn tiếp tục nặng thêm, đến một lúc nào đó thuốc không có tác dụng nữa do tĩnh mạch bị dãn ngày một nặng hơn (chứ không phải do lờn thuốc).
Do đó nên mang vớ ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể những triệu chứng khó chịu của bệnh.
3. Sử dụng vớ Y khoa đúng cách
Kiểm tra thường xuyên xem tất vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây huyết khối.
Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt…
Sau 3- 6 tháng sử dụng, nên thay vớ khác.
4.Mang vớ y khoa lúc nào trong ngày?
Mang vớ vào ban ngày, lúc đi làm, lúc tập thể dục, lúc đi tàu xe, lúc đi máy bay….Nên mang vớ ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi vớ ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang vớ vì không bị ứ máu.
5. Mang vớ y khoa đúng cách
– Tháo bỏ các vật nhọn hoặc kim loại (như nhẫn, đồng hồ…) có thể làm xước vớ trong lúc thao tác mang vớ.
– Lộn mặt trái vớ ra ngoài, phần thân vớ tới gót chân (vải nhô ra). Mang phần bàn chân vô trước, sao cho phần gót chân đúng vị trí. Sau đó lật ngược và kéo đều tay từng đoạn thân vớ lên.
– Mang vớ xong dùng găng cao su của medi vuốt để dàn đều vớ ra.
– Nếu mang vớ hở ngón bạn có thể dùng thêm miếng vải trắng (kèm theo hộp vớ) để hỗ trợ việc mang vớ dễ hơn nữa.
Bài viết liên quan: