Viêm amidan là bệnh phổ biến ở nhiều người. Khi bị viêm, nhiều người thường nghĩ đến chuyện cắt bỏ. Tuy nhiên không phải ai bị viêm amidan la phải cắt bỏ.
Amidan là gì?
Amidan là cơ quan tạo ra kháng thể để giúp cơ thể chống vi khuẩn, virut ở đường mũi họng. Khi bị viêm amidan có thể sẽ điều trị nội khoa, chỉ cắt amidan khi bị viêm do vi khuẩn Streptococcus tái đi tái lại nhiều lần, tối thiểu 4 lần trong 1 năm và 3 năm liên tục hoặc gây áp xe amidan hoặc quanh amidan mới có chỉ định cắt bỏ amidan.
Dấu hiệu viêm amidan
Viêm amidan có thể xuất hiện do nhiễm vi khuẩn, vi rút, trong đó phổ biến nhất là khuẩn Streptococcus. Khi bị viêm, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cơ bản sau:
• Đau họng
• Amidan sưng đỏ, có lớp mủ màu trắng hoặc vàng ở trên bề mặt amidan
• Đau đầu, đau tai
• Ăn mất ngon
• Khó nuốt, khó thở bằng miệng
• Sưng đau hạch vùng cổ bên, dưới hàm
• Lên cơn sốt, ớn lạnh
• Có mùi hôi ở miệng
Lưu ý: Đối với trẻ em có thể còn kèm theo đau bụng,buồn nôn và nôn.
Các biểu hiện cấp tính của viêm amidan bao gồm:
• Đau đầu nhiều, sốt cao 39 – 40 độ C
• Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt
• Amidan sưng to có chấm mủ mủ trắng bề mặt amidan
• Môi khô, lưỡi trắng
• Hạch dưới góc hàm sưng to gây đau
Các cách chữa amidan
Tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ có những cách chữa amidan khác nhau.
Nghỉ ngơi nhiều: Khi bị viêm amidan, bạn nên xin nghỉ từ 1 đến 3 ngày; cũng không nên hoạt động mạnh và nói nhiều.
Súc miệng nước muối: Đây là cách chữa đau amidan đơn giản mà lại hiệu quả cao. Nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ sẽ làm giảm cơn đau họng.
Uống nước ấm : Hỗn hợp nước chanh ấm có thêm mật ong, quế, giấm táo hay đơn giản hơn là trà ấm, nước ấm là đồ uống giúp chữa amidan tại nhà hiệu quả hơn. Đồ uống này vừa làm dịu cơn đau, giúp sát khuẩn cho amidan.
Dùng thuốc ngậm: Thuốc ngậm thường có chứa thuốc gây tê bên trong có thể giúp giảm đau ở vùng amidan và cổ họng của bạn.
Không sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, bia rượu,… cần hạn chế tối đa. Nó sẽ khiến tình trạng viêm amidan tăng thêm.
Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường
Bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để bác sỹ điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm cho phù hợp, không nên tự mua thuốc để điều trị.Biện pháp phẫu thuật amidan là phương pháp chữa amidan cuối cùng khi dùng thuốc kháng sinh không có hiệu quả hoặc bị amidan mãn tính, thường xuyên.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD