Máy xông khí dung-Omron(1)

Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp bao gồm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen phế quản,..bằng cách sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới.

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

Máy xông khí dung là gì?

Máy xông khí dung là máy phân tán thuốc chuyển đổi thuốc dạng lỏng thành dạng khí dung có thể dễ dàng hít vào qua ống ngậm hoặc mặt nạ.

Máy xông khí dung chủ yếu được sử dụng trong điều trị hen suyễn, COPD và các vấn đề về hô hấp khác. Tuy nhiên, máy cũng được sử dụng cho các trường hợp bị nghẹt mũi và tức ngực nghiêm trọng vì nó giúp giảm đau ngay lập tức bằng cách mở đường thở.

Máy xông khí dung được sử dụng khá phổ biến. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Ưu điểm của phương pháp xông khí dung tại nhà trông điều trị một số bệnh hô hấp.

  • Đưa thuốc trực tiếp đến nơi cần thiết.
  • Tác dụng trực tiếp của thuốc lên cơ quan đích.
  • Tác dụng ngay sau khi hít vào.
  • Hiệu quả tương tự như thuốc uống, nhưng với liều lượng thấp hơn.
  • Tối thiểu hóa các rủi ro ảnh hưởng của tác dụng phụ
  • Bệnh nhân có thể hít thuốc mà không cần phối hợp nhịp thở
  • Có thể trộn các loại thuốc khác nhau từ toa thuốc.
  • Một số máy có thể được sử dụng để điều trị cho cả đường hô hấp trên và dưới.

Các loại máy xông khí dụng của Omron.

  1. Máy xông khí dung nén khí
Máy xông khí dung nén khí
Máy xông khí dung nén khí Omron

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng, cũng phù hợp với trẻ em.
  • Hỗ trợ hầu hết tất cả các loại thuốc
  • Rất đáng tin cậy
  • Tiết kiệm chi phí

Nhược điểm

  • Cồng kềnh
  • Phải vệ sinh nhiều bộ phận máy
  • Có thể ồn ào
  • Cần phải có ổ cắm điện
  1. Máy xông khí dung dạng lưới
Máy xông khí dung dạng lưới
Máy xông khí dung dạng lưới Omron

Ưu điểm

  • Di động
  • Hoạt động êm
  • Hoạt động ở mọi góc độ
  • Hoạt động đơn giản bằng một nút bấm

Nhược điểm

  • Chi phí tương đối cao
  • Cần làm sạch kỹ lưỡng, đặc biệt là bộ phận lưới
  1. Máy xông khí dung siêu âm
    Máy xông khí dung siêu âm
    Máy xông khí dung siêu âm

Ưu điểm

  • Hoạt động êm và dễ dàng
  • Hiệu suất xông cao (tốc độ xông) ~ tối đa 10 lần so với máy xông khí dung nén khí

Nhược điểm

  • Đắt hơn máy xông khí dung khí nén
  • Không thể xông khí dung huyền phù (ví dụ Pulmicort) và các loại thuốc có độ nhớt cao hơn
  • Một số loại thuốc (ví dụ: kháng sinh), có thể thay đổi về chất lượng, do năng lượng siêu âm cao
  • Cần nguồn điện xoay chiều
  • Ngoài thuốc, cần có nước để làm mát

Những lưu ý khi chọn máy xông khí dung

 Người sẽ sử dụng máy xông khí dung?

Người lớn hoặc Trẻ sơ sinh hoặc Trẻ nhỏ

 Điều kiện sử dụng là gì?

Đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp dưới
Tùy thuộc vào khu vực điều trị, máy xông khí dung sẽ tạo ra kích thước hạt để đến cơ quan đích.

Máy xông khí dung sẽ được sử dụng ở đâu?

Ở nhà hoặc trên đường đi
Máy xông khí dung nhỏ gọn và nhẹ hơn giúp bạn dễ dàng điều trị mà không ảnh hưởng tới ai ở bất cứ đâu.

Những lưu ý khi sử dụng máy xông khí dung tại nhà

Một số người bệnh nghĩ rằng sử dụng phương pháp khí dung càng nhiều thì càng mau chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi (vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm).

Bên cạnh đó, ngay cả với bệnh hen, nhiều chuyên gia cũng không khuyến khích khí dung ở nhà. Lý do vì khi khí dung nhiều, người thân của bệnh nhân sẽ không biết được dấu hiệu bệnh nặng lên, lúc phát hiện thì đã nguy kịch. Ngoài ra, một biến chứng của việc xông mũi họng là gây phản xạ co thắt phế quản ngay lúc đó. Đặc biệt, thủ thuật này có quy định chặt chẽ về chống nhiễm trùng: Mỗi một lần khí dung phải thay bộ dây. Tuy nhiên, nhiều gia đình chỉ dùng một bộ dây qua nhiều lần sử dụng và đôi khi gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Quy trình sử dụng máy xông khí dung

  • Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy một lượng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng thuốc đã pha sẵn thì không cần pha thêm;
  • Dùng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) cho vào cốc đựng thuốc với nước muối hoặc nước cất. Nếu có thuốc pha sẵn thì dùng ống tiêm lấy theo lượng thuốc được bác sĩ chỉ định;
  • Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc;
  • Đặt mặt nạ lên mặt, chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên;
  • Thở chậm và sâu bằng miệng (hít sâu, ngưng lại khoảng 1 – 2 giây rồi thở ra) cho tới khi hết thuốc trong cốc đựng (trung bình mất khoảng 10 – 20 phút). Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi.

 Lưu ý khi sử dụng máy xông khí dung cho trẻ

Máy xông khí dung
                  Xông khí dung cho trẻ em
  • Luôn đọc kỹ tên thuốc, chỉ sử dụng loại thuốc theo đúng liều lượng và thực hiện khí dung theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ví dụ tự ý sử dụng thuốc giãn phế quản salbutamol có thể gây một số tác dụng phụ như hồi hộp, run tay, lo lắng, đau ngực, tăng huyết áp, co thắt phế quản…
  • Mỗi máy phun khí dung đều có kèm theo mặt nạ hoặc ống ngậm. Dùng ống ngậm sẽ đưa lượng thuốc đến phổi nhiều hơn dùng mặt nạ. Tuy nhiên, việc sử dụng ống ngậm đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt từ người bệnh nên không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi. Khi sử dụng mặt nạ cần áp sát vào mặt để tránh thuốc đọng lại trên mặt hoặc thoát ra ngoài
  • Không nên dùng ống ngậm cho trẻ dưới 5 tuổi
  • Chọn thời điểm khí dung thích hợp: tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn, có nhiều hoạt động trong gia đình;
  • Tạo môi trường yên tĩnh: Việc thực hiện khí dung thường kéo dài 10 – 20 phút. Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi nên cần tạo một môi trường yên tĩnh, duy trì sự bình tĩnh không lo lắng, bất an;
  • Lưu ý tới các tác dụng phụ: sử dụng máy phun khí dung có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ bao gồm ho, khàn giọng, kích thích niêm mạc hầu họng, nhiễm nấm vùng hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.

Vệ sinh và bảo quản máy xông khí dung

Việc bảo quản máy phun khí dung đúng cách giúp tránh được nguy cơ hư hỏng máy, hạn chế vấn đề nhiễm khuẩn vào phổi. Một số lưu ý người dùng cần nhớ khi vệ sinh, bảo quản máy khí dung là:

  • Sau khi dùng: Tháo mặt nạ (hoặc ống thở miệng) và cốc đựng thuốc khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch, để khô. Cuối cùng, lắp các bộ phận trở lại vào ống dẫn, bật máy chạy khoảng 10 – 20 giây để làm khô phía trong;
  • Không đặt máy vào nước;
  • Không rửa ống dẫn bằng nhựa;
  • Mỗi tuần nên rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt (hoặc ống tiêm) bằng nước ấm với xà bông, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, người dùng làm khô phía ngoài và phía trong như trên, thỉnh thoảng lau mặt ngoài máy bằng khăn ẩm.

Khí dung là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp khá tốt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng khí dung. Đặc biệt, trước khi sử dụng khí dung nên có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa.

 

Giới thiệu kết nối cộng đồng

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36

Youtube: Y khoa LD

Trả lời