Cẩn thận với chuột rút khi bơi

Chuột rút là gì?

Chuột rút

Hiện tượng cơ co thắt đột ngột được gọi là chuột rút. Đây là hiện tượng ngoài ý muốn và khiến cho người bị đau dữ dội ở bắp thịt, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuột rút thường thấy ở đầu gối và cổ chân, ngoài ra có có thể xảy ra ở bắp thịt đùi, hông, bàn tay, bàn chân, cơ bụng….

Một số nguyên nhân chính dẫn tới chuột rút khi bơi 

bơi lội

  • Trước khi bơi không khởi động kỹ;
  • Dùng sức quá mạnh khi bơi;
  • Do cơ thể không được cung cấp đủ canxi.

Khi bơi trong nước, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm, nước lạnh khiến cho cơ thể chúng ta bị mất nhiệt nhanh. Để tạo ra nhiệt bên trong và duy trì nhiệt độ chính, cơ thể bắt đầu run lên. Cơ chế điều hòa nhiệt độ được vùng dưới đồi não kích hoạt, khiến các mạch cung cấp máu tới các chi bắt đầu co lại để tránh mất nhiệt từ các cơ quan chính. Điều này dẫn tới các chi bị thiếu oxy, trong điều kiện nhiệt độ thấp, nước lạnh, rất dễ bị chuột rút khi bơi.

Khi luyện tập thể dục thể thao, nếu bạn cố gắng quá sức, đổ quá nhiều mồ hôi (mất nước) cũng khiến bạn dễ bị chuột rút.

Khi bơi, động tác duỗi mũi chân làm cho tất cả các cơ quan của chân tạo thành một đường căng cứng từ bắp chân đến ngón chân. Việc giữ tư thế bàn chân như vậy khi bơi cũng chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị chuột rút khi bơi.

Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm bởi cơn đau do chuột rút có thể làm bạn giảm khả năng bơi lội, nghiêm trọng hơn có thể khiến bạn chết đuối.

Biện pháp phòng ngừa chuột rút khi bơi

Người mới học bơi dễ bị chuột rút khi bơi
  • Trước khi xuống bơi, bạn cần phải khởi động kỹ, nhất là khi trời lạnh, nước lạnh. Khi trời nóng, bạn nên uống đủ nước. Khởi động cơ bắp và các khớp với các cường độ khác nhau. Nên chạy cự ly ngắn, nhanh chậm thay đổi và trở về trạng thái cân bằng. Tiếp tục khởi động khớp đốt sống cổ, khớp hông, khớp gối, cổ chân, ngón chân…, vận động các khớp theo kim đồng hồ và ngược lại;
  • Không nên bơi ở khu vực nước sâu nếu khả năng bơi của bản thân còn hạn chế, không nên mang chân vịt để bơi cho nhanh bởi chân vịt khiến bạn cần phải tăng tư thế mũi chân, khiến bạn càng dễ bị chuột rút khi bơi;
  • Khi cơ thể đã thích nghi được với môi trường nước, bạn cần phối hợp nhẹ nhàng, chính xác và thoải mái khi bơi. Không nên bơi quá xa, tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Khi cơ thể mệt mỏi, các động tác bơi không phối hợp nhịp nhàng thì bạn cần giảm tốc độ và bơi dần vào bờ, không nên cố bơi tiếp, nếu không bạn rất dễ bị chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát;
  • Đối với những người bị tiểu đường hoặc tim mạch, tốt nhất không nên tập bơi;
  • Đối với các vận động viên bơi lội, những người luyện tập cường độ cao, cần phải kéo giãn cơ trước và sau buổi tập, luôn có bình nước bên cạnh để bù nước khi cần;
  • Đối với những người lớn tuổi, trước khi bơi phải kiểm tra sức khỏe tổng quát;
  • Sau khi bơi, bạn cần phải nghỉ ngơi từ 10-15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm, tiếp tục kéo giãn cơ để cơ không bị căng cứng.

Giới thiệu kết nối cộng đồng Y KHOA LD

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD

Youtube: Y khoa LD

Trả lời