Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay ngọt, tính ôn, vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, bế kinh, đau lưng mỏi gối,…
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi” Ba kích dùng chữa dương ủy, phong tấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối đau mỏi, người âm hư hỏa thịnh, táo bón cấm dùng. Trong nhân dân ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương,sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Còn dùng để trị phong thấp, mạnh gân cốt.
Các bài thuốc hay từ ba kích
Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: ba kích thiên, ngưu tất (sống) đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
Trị thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng:
ba kích 30g, bạch linh 22g, chỉ xác 22g, hoàng kỳ 22g, lộc nhung 30g, mẫu đơn 22g, mộc hương 22g, ngưu tất 22g, nhân sâm 22g, nhục thung dung 30g, phụ tử 30g, phúc bồn tử 22g, quế tâm 22g, sơn thù 22g, tân lang 22g, thạch hộc 30g, thục địa 30g, thự dự 22g, tiên linh tỳ 22g, trạch tả 22g, tục đọan 22g, viễn chí 22g, xà sàng tử 22g. Tán bột, hòa mật làm hoàn.
Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba kích hoàn – Thái Bình thánh huệ phương).
Những đối tượng sau đây không nên sử dụng Ba Kích, bởi có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn xấu đi:
- Người bị sốt nhẹ.
- Người có bệnh tim mạch.
- Người bị bệnh dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh nhân bị huyết áp thấp.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD