VAI TRÒ VẬT LÝ TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Vật lý trị liệu là ngành học chuyên khoa về kỹ thuật y học, ứng dụng các phương pháp vật lý không dùng thuốc tác động trực tiếp lên cơ thể người bệnh. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu thường được dùng như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, laser trị liệu, vận động trị liệu… Vật lý trị liệu ngày càng có vai trò quan trọng và mang tính nhân văn hơn cả. Ngành không chỉ giúp cho người bệnh phục hồi sức khỏe sau tổn thương mà còn phục hồi chức năng cho người khuyết tật và giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

THOÁI HÓA CỘT SỐNG LÀ GÌ?

Thoái hóa cột sống là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến, hầu hết mọi người đều gặp trong các giai đoạn của cuộc đời, nhất là khi lớn tuổi. Đây là quá trình lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể bạn trở nên già đi.

Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Tại Việt Nam, có tới 90% bệnh nhân trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp trong đó gần 32% là thoái hóa cột sống. Nhiều người bị đau cổ và lưng nhưng không phải lúc nào cũng chỉ đau tại chỗ.

Đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay hoặc lan xuống hông, chân và bàn chân. Đau càng kéo dài sẽ càng gây thương tổn đến các cấu trúc của cột sống, khi đó có thể bạn cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu được điều trị vật lý trị liệu kịp thời và đúng cách,  các triệu chứng được giải quyết sớm, 95% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ không cần phẫu thuật.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao tư thế lại quan trọng? Lý do đơn giản là khi người ta ở vào tuổi trung niên trở lên, cột sống và các khớp xương đã bị thoái hóa, hệ thống các gân cơ dây chằng quanh cột sống và các khớp đã bị suy yếu.

Những công việc đòi hỏi phải khom lưng cúi cổ trong thời gian dài sẽ làm giảm đường cong tự nhiên của cột sống, dẫn đến tổn thương gân cơ, dây chằng cũng như mặt khớp cột sống cổ và lưng. Tư thế xấu lâu ngày sẽ gây ra sự mất linh hoạt của cột sống, mất sức mạnh của cơ và làm cho bạn gần như không thể duy trì tư thế tốt. Chính vì thế, việc duy trì tư thế đúng trong suốt các hoạt động hàng ngày là cần thiết.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc cứng, nên thay đổi tư thế thường xuyên. Đau là một tín hiệu giúp cảnh báo khi cơ thể của bạn hoạt động không đúng cách. Vì vậy cách tốt nhất để tránh đau là học cách lắng nghe cơ thể bạn.

Nhìn chung, tư thế xấu sẽ gây những tác động có hại lên cấu trúc của cột sống. Sự sai lệch tư thế này có thể gây ra sự đau đớn vùng lưng, cột sống cổ và những vùng liên quan.

Tuy nhiên, một số yếu tố cũng góp phần vào sự khởi phát cơn đau mà chúng ta cũng cần phải quan tâm bao gồm tuổi tác, di truyền, nghề nghiệp chẳng hạn như những công việc phải ngồi lâu, ít vận động, khiêng vác nặng…

VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa cột sống tập trung vào các cấu trúc nâng đỡ cột sống và các thành phần quanh khớp bao gồm gân, cơ và dây chằng. Bằng việc áp dụng các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh, siêu âm, hồng ngoại, sóng ngắn điều trị và các dòng điện trị liệu… sẽ giúp bạn làm giảm các triệu chứng trong một vài ngày, thay vì phải chịu đựng trong nhiều tuần hoặc hàng tháng.

Bên cạnh đó, nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các nguyên tắc kéo dãn và các bài tập mạnh cơ để giúp người bệnh phục hồi sự mềm dẻo của cơ, độ di động khớp, các cử động của cột sống cổ và lưng. Đồng thời còn giáo dục cho người bệnh tư thế đúng trong lao động cũng như sinh hoạt hằng ngày và hướng dẫn cách duy trì tư thế mới để có thể trở về hoạt động bình thường.

Không những thế, việc duy trì tư thế tốt và tích cực tập luyện các bài tập vật lý trị liệu còn giúp ngăn ngừa các lần tái phát.Tư thế tốt cũng cần được duy trì khi bạn nghỉ ngơi kể cả khi ngủ. Dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, bạn cần dùng 1 cái gối có độ cao hợp lý.

Tránh nằm sấp nếu bạn bị đau cổ. Đối với các anh, chị làm văn phòng, công việc tĩnh tại cũng có thể gặp các chứng bệnh đau lưng mỏi cổ. Vì thế, việc giữ tư thế đúng trong khi làm việc là rất cần thiết. Thỉnh thoảng bạn nên thay đổi tư thế, đứng dậy và đi lại trong phòng.

Và khi khiêng vật nặng cần chùng gối xuống để phân phối sức nặng lên hai đùi, giữ cho lưng luôn thẳng, như vậy sẽ làm giảm được lực tải lên cột sống thắt lưng, nhờ đó tránh được các bệnh lý giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống… Thoái hóa cột sống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm.

Để phòng ngừa thoái hóa, chúng ta cần phải thay đổi thói quen lao động, sinh hoạt hằng ngày để tránh gây căng thẳng lên cột sống và kết hợp điều trị vật lý trị liệu kịp thời nhằm giúp ngăn ngừa các biến chứng do thoái hóa cột sống gây ra.

Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Điều trị thoái hóa cột sống là phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó các bài tập luyện đúng phương pháp vừa là một biện pháp điều trị vừa là biện pháp dự phòng thoái  hóa cột sống.

Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu hàng ngày cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng với các động tác kéo giãn cơ lưng, cơ bụng, di động cột sống… giúp chúng ta dự phòng và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Các bài tập vật lý trị liệu này tốt cho hệ xương khớp và cột sống. Nếu tập thường xuyên và duy trì sẽ giúp cải thiện và giảm hẳn cảm giác đau. Mỗi người nên tập các động tác này ít nhất 2 lần trong một ngày, một động tác lặp lại 10 lần.

Bài tập 01: Kéo giãn cơ lưng bên chân co

Vật lý trị liệu

Nằm ngửa trên giường (hoặc sàn), một chân duỗi thẳng, ngóc bàn chân lên và ấn gan chân xuống mặt giường. Chân còn lại co gối, đan hai tay kéo sát gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện thêm một lần như trên.

Bài tập 02: Kéo giãn cơ lưng 2 bên

Vật lý trị liệu

Kéo giãn cơ lưng.

Co hai chân, đan hai tay kéo sát hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu, đồng thời thở ra.

Bài tập 3: Nghiêng xương chậu ra sau

Co hai gối, đặt hai bàn chân trên mặt giường.

Vật lý trị liệu

Bài tập cho xương chậu.

– Bài tập nhẹ: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, đồng thời hít vào. Sau đó thư giãn cơ bụng, đồng thời thở ra.

Vật lý trị liệu

– Bài tập tăng tiến: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường. Nhấc mông lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát mặt giường và thở ra.

Bài tập 04: Di động cột sống

Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Ấn lưng sát mặt giường, nhấc mông lên khỏi mặt giường, đồng thời thở ra. Sau đó ưỡn lưng lên khỏi mặt giường và ấn mông sát mặt giường, đồng thời hít vào. Động tác này thực hiện luân phiên, không giữ lại.

Bài tập 05: Kéo giãn cơ bên thân mình

Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Nghiêng hai chân sang cùng mộtbên, càng gần mặt giường càng tốt đồng thời hít vào. Sau đó trở về vị thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi bên và thực hiện như trên.

Bài tập 06: Kéo giãn nhóm cơ dạng (mặt ngoài đùi)

Động tác giãn cơ dang.

Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Một chân duỗi thẳng và được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại giơ cao 45 độ, khép, hơi xoay về phía đối diện, duỗi bàn chân xuống, đồng thời hít vào. Giữ mông bên chân giơ cao sát mặt giường. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.

Bài tập 07: Kéo giãn cơ tam đầu đùi (mặt sau đùi)

Kéo dãn cơ đầu đùi.

Một chân duỗi thẳng, được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại nâng lên cao vuông góc mặt sàn, hai tay ôm lấy mặt sau đùi, đồng thời hít vào. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.

Bài tập 08: Tập mạnh cơ bụng

Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Lưng giữ sát mặt giường.

Vật lý trị liệu

Bài tập cơ bụng nhẹ.

– Bài tập nhẹ: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường. Co và duỗi chân như động tác đạp xe. Luân phiên hai chân, hít vào thở ra đều đặn.

Vật lý trị liệu

Tập cơ bụng vừa.

– Bài tập vừa: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, đưa hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Duỗi thẳng hai gối về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.

Vật lý trị liệu

Tập cơ bụng mạnh.

– Bài tập mạnh: Giơ cao hai chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà, đồng thời hít vào. Hạ hai chân về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.

Bài tập 09: Tập mạnh cơ lưng

Thoái hóa cột sống

Tập mạnh cơ lưng.

– Bài tập vừa: Đặt hai tay dọc theo thân mình hay đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt gường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu đồng thời thở ra.

Thoái hóa cột sống

Vận động mạnh cơ lưng.

– Bài tập mạnh: Thẳng hai tay về phía trước hay đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.

Bài tập 10: Di động cột sống

Thoái hóa cột sống

Di động cột sống.

Hóp bụng lại, đồng thời hít vào. Uốn cong lưng lên phía trên và cúi đầu xuống. Ngẩng đầu lên và hạ lưng xuống, đồng thời thở ra. Lưu ý: Không di chuyển tay và chân khi thực hiện bài tập. Động tác này làm luân phiên, liên tục

Bài tập 11: Giữ thăng bằng và tập mạnh nhóm cơ lưng

Thoái hóa cột sống

Giữ thăng bằng.

Tay phải đưa thẳng về phía trước và hướng lên trần nhà. Chân trái duỗi thẳng ra sau và hướng lên trần, mắt nhìn theo tay, đồng thời hít vào. Hạ tay và chân xuống về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.

Bài tập 12: Kéo giãn nhóm cơ lưng

Thoái hóa cột sống

Kéo dãn nhóm cơ lưng.

Ngồi trên hai gót. Mông giữ trên gót. Cúi đầu sát mặt giường, cúi người về phía trước. Hai tay trượt trên mặt giường hướng tới phía trước. Hít vào thở ra đều đặn.

Những bài viết liên quan đến vật lý tri liệu:

Giới thiệu kết nối cộng đồng

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36

Youtube: Y khoa LD

Trả lời