Người bệnh Parkinson có thể có những rối loạn giấc ngủ nào?
Ngoài các triệu chứng vận động ảnh hưởng đến cử động của người bệnh, người bệnh Parkinson thường còn có những triệu chứng ngoài vận động. Các rối loạn giấc ngủ có thể là một trong những triệu chứng đó. Rối loạn giấc ngủ thường gặp trong giai đoạn sớm cũng như trong giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson. Một vài rối loạn giấc ngủ thậm chí có thể bắt đầu vài năm trước khi người bệnh Parkinson có triệu chứng vận động.
? Người bệnh Parkinson có thể có một hoặc nhiều rối loạn giấc ngủ sau:
? Rối loạn khởi đầu giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ (mất ngủ), người bệnh thường bị rối loạn duy trì giấc ngủ hơn.
? Kêu la, la hét, hoặc những giấc mơ có cử động, bao gồm đấm hoặc đánh. Điều này được biết là rối loạn hành vi giấc ngủ giai đoạn cử động mắt nhanh (Rapid Eye Movement sleep Behavior Disorder: RBD).
? Buồn ngủ quá mức ban ngày, và đôi khi ngủ đột ngột mà không rõ lý do (cơn ngủ – sleep attacks)
? Phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh
? Cảm giác không thoải mái ở chân khi nằm và giảm khi cử động. Rối loạn này được gọi là hội chứng chân không yên. Hội chứng chân không yên thường đi kèm với những cử động giật chân lúc ngủ (Rối loạn cử động chân có chu kì lúc ngủ)
? Thở ngắt quãng lúc ngủ (ngưng thở khi ngủ).
Nguyên nhân nào làm cho người bệnh Parkinson bị rồi loạn giấc ngủ?
? Bệnh Parkinson có thể gây ra những thay đổi ở các chất hóa học (được gọi là chất dẫn truyền thần kinh) cũng như gây ra sự thay đổi các vùng não điều khiển thức và ngủ. Những thay đổi này có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Parkinson. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây ra các triệu chứng về giấc ngủ hoặc làm các triệu chứng này nặng hơn. Các thuốc này thường liên quan đến trường hợp buồn ngủ ban ngày và/hoặc những giấc mơ sống động.
Rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán như thế nào?
? Người bệnh Parkinson nên nói với nhân viên y tế về bất cứ rối loạn giấc ngủ nào. Bác sĩ có thể sử dụng một chuỗi các câu hỏi cho người bệnh và người ngủ cùng (nếu có) để đo lường độ nặng của những rối loạn giấc ngủ. Cũng cần xem lại các thuốc mà người bệnh đang dùng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Khảo sát giấc ngủ có thể cần thiết để chẩn đoán chính xác rối loạn giấc ngủ. Việc khảo sát giấc ngủ có thể thực hiện qua một đêm, phương pháp này được gọi là đo đa ký giấc ngủ (polysomnography). Hoặc có thể tiến hành phương pháp theo dõi cử động suốt 24 giờ. Phương pháp này được gọi là biểu đồ cử động (actigraphy).
Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh Parkinson
? Người bệnh Parkinson và người chăm sóc có thể thử những mẹo sau đây để cho giấc ngủ buổi tối được tốt hơn:
▪️ Tạo những thói quen đi ngủ tốt: thiết lập giờ đi ngủ mỗi ngày đều đặn. Ví dụ, đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày, và thường làm những việc thư giãn như đọc sách trước khi ngủ.
▪️ Tránh lên giường sớm cho đến khi đó là giờ đi ngủ.
▪️ Tránh những thứ có thể cản trở giấc ngủ buổi tối như uống cafe, rượu, và uống nhiều nước buổi tối (tránh đi tiểu đêm nhiều lần)
▪️ Tạo một môi trường ngủ thoải mái. Có thể bao gồm giường ngủ thoải mái, ánh sáng và nhiệt độ phòng phù hợp.
▪️ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
▪️ Nếu rối loạn hành vi nặng trong giấc mơ, nên đặt gối xung quanh giường và trên giường để tránh chấn thương.
▪️ Cố gắng tránh chợp mắt vào cuối giờ chiều và đầu buổi tối.
▪️ Cân nhắc đến liệu pháp thư giãn, âm nhạc hoặc ánh sáng.
▪️ Tránh nằm thức lâu trên giường. Nếu không thể ngủ trong khoảng hơn nửa giờ thì nên ra khỏi giường và làm những việc thư giãn. Sau đó cố gắng ngủ lại lần nữa.
Nguồn: Hội bệnh Parkinson và RLVĐ thế giới
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD