Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay loét miệng/ lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ và gây đau, khiến người bị loét miệng không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.
Nguyên nhân
Tuy hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, nhưng đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.
Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.
Triệu chứng
Nhiệt miệng có rất nhiều các dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, trong đó thường kể đến các triệu chứng, dấu hiệu như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao hoặc sụt cân.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
- Tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng miệng, bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit, như thơm, bưởi và cam,…
- Chọn thực phẩm lành mạnh: trái cây, rau và ngũ cốc.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ.
- Kiểm soát căng thẳng.
Nhiệt miệng nên ăn gì và tránh ăn gì?
Nhiệt miệng nên ăn gì?
- Trà đen: Chất tannin trong trà đen có thể giúp giảm đau do loét miệng. Hãy đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét miệng trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Có thể uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu đang trong quá trình chữa loét miệng, hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa.
- Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống.
- Uống bột sắn dây hay thoa mật ong,…
Nhiệt miệng nên tránh ăn gì?
- Thức ăn có axit: Nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng.
- Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, hãy cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.•
- Chocolate: Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng. Do đó, hãy theo dõi tình trạng nhiệt miệng sau mỗi lần ăn chocolate và đi khám để xác định xem có đúng mình bị nhiệt miệng do dị ứng hay không.
- Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng. Khi nấu ăn, hãy hạn chế nêm nếm để vết loét miệng nhanh lành và lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng hơn.
- Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD