Đau lưng là một vấn đề y học nóng bỏng ở Việt Nam cũng như thế giới và có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người từ trẻ đến già, ít nhất cũng sẽ từng một lần đau lưng trong đời. Nếu không điều trị kịp thời, đau lưng có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Những nguyên nhân gây đau lưng thường gặp:
Sự co cơ
– Thường gặp nhất là do sự co thắt của các bắp thịt (co cơ).
– Một sự vận động đột ngột sai tư thế có thể dẩn tới sự co thắt quá mức của cơ.
– Sự co thắt của cơ làm cho cột sống bị cứng đơ và đau dữ dội.
– Sự co cơ có thể xuất hiện sau một cái hắt hơi đơn giản hoặc ho.
– Co cơ co thể xuất hiện sau một uốn lưng vụng về hay vặn xoắn.
– Một sự chuyển động đơn giản như cúi xuống buộc giày hoặc quay mặt ra sau để nhìn theo một hướng khác có thể gây ra sư co thắt như vậy.
– Sự co cơ có thể xảy ra khi một người nâng một vật nặng không đúng tư thế.
– Sự co cơ trở nên tốt hơn theo thời gian, tuy nhiên có những trường hợp nặng cần tập vật lý trị liệu và dùng thuốc. Đau có thể kéo dài khi co sự tổn thương mặt khớp, đĩa đệm và khớp cùng chậu
– Đĩa đệm có vai trò làm giảm bớt lực sốc cho các đốt sống. Đĩa đệm gồm có nhân mền ở trung tâm gọi là nhân đệm và có vòng xơ bên ngoài bao vây nhân đệm. Vòng xơ và các đốt xương sống giữ ngăn ngừa nhân đệm thoát ra ngoài.
– Đĩa đệm bình thường mềm, chứa nhiều nước. Khi một người trở nên già đi hoặc một đĩa đệm bị tổn thương thì nó bắt đầu mất nước và trở nên cứng hơn, lúc này đĩa đệm trở nên giảm chức năng ta gọi là thoái hóa đĩa đệm.
– Sự thoái hóa trở nên tồi tệ hơn khi các đốt sống bắt đầu phát triển các chồi xương (gai xương sống). Nếu các chồi xương phát triển đủ lớn, nó bắt đầu ép vào những dây thần kinh gây nên sự đau, tê cóng và yếu chân.
Các diện khớp
– Các diện khớp giúp xương sống cố định thành hàng khi vận động theo nhiều hướng khác nhau. Khi bị thoái hóa khớp thì các diện khớp này cũng bị tổn thương nên giảm chức năng. Khi các diện khớp này bị thoái hóa dịch khớp khô nên các xương chà xát vào nhau gây đau khi vận động.
– Khi đĩa đệm và các khớp thoái hóa xương sống yếu đi và bắt đầu trượt lên nhau gây thu hẹp ống sống làm tổn thương các dây thần kinh trong ống sống.
Phòng tránh đau lưng
– Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau lưng là luyện tập thể dục vùng lưng đều đặn.
– Tập thể dục là cơ lưng mạnh và các động tác kéo căng 2 – 3 lần trong tuần.
– Để ngăn ngừa đau lưng và chân nên giữ tư thế lưng thật tốt khi làm việc cũng như ở nhà.
– Tốt nhất là giữ lưng thẳng khi ngồi và đứng.
– Bạn không nên cố gắng cúi lưng.
– Thay vào đó là bạn nên nâng gối hoặc khớp hông để mang giày, thay quần dài, mang bít tất…
– Giảm trọng lượng và tránh tai nạn cũng tránh được đau lưng.
Lợi ích của tập thể dục
Tập thể dục 15 phút mỗi ngày và 3 lần trong tuần thì có 3 lợi ích sau đây:
– Làm khỏe cơ lưng, cổ, vai làm tránh được các chấn thương.
– Làm cho lưng mềm dẻo, linh hoạt, chịu đựng cao hơn.
– Thư giãn cơ lưng và giảm đau lưng.
Những mẹo nhỏ trong tập thể dục
– Trước khi bắt đầu tập thể dục bạn nên đi khám sức khỏe. Cung cấp tiền sử bệnh tật như chấn thương lưng, tim mạch…để được bác sĩ tư vấn bài tập thích hợp với tình trạng sức khoẻ
– Khi Tập căng cơ lưu ý cần nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh đột ngột.
– Khi kéo căng đến tư thế thuận lợi nhất giữ yên 5 giây sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu.
– Hít thở chậm và sâu.
– Có 5 bươc tiêu biểu để tập căng cơ lưng:
+ Tập di chuyển từ từ đến khi thấy căng trong bắp thịt
+ Giữ vị trí đó trong 5 giây
+ Từ từ trở về vị trí ban đầu
+ Thư giãn trong 2 giây
+ Lặp lại 3 – 5 lần
– Nếu thấy chóng mặt trong thời gian tập thì nên ngồi hoặc nằm nghỉ và sau đó đến gặp bác sỹ.
– Lời khuyên
+ Không nên:
– Nằm gối cao
– Ngồi xổm, bệt dưới đất
– Đi bộ quá xa
– Ngồi lâu liên tục trên 1 giờ
– Cúi lưng khi khiêng hoặc lấy đồ vật
+ Nên :
– Tập thể dục đều mỗi ngày
– Thay đổi tư thế
– Giữ thẳng lưng
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD