Loạn cảm đau là gì?
Loạn cảm đau có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thần kinh hoặc có thể xuất hiện đơn độc. Loạn cảm đau không phải là tăng đáp ứng với kích thích gây đau.
Có một số người cảm thấy đau dữ dội từ tổn thương rất nhỏ, như bị giấy cứa vào tay. Cảm giác đau tăng lên hay tăng nhạy cảm với kích thích đau nhẹ được gọi là tăng cảm đau (hyperalgesia).
Trong khi đó, người bị bệnh lại cảm thấy đau ngay với những va chạm mà thực tế điều đó không hề gây đau.
Triệu chứng
Đau là một trong những cơ chế bảo vệ của cơ thể, báo hiệu cho con người điều gì đó có hại. Ví dụ, cơn đau xuất hiện khiến một người bỏ tay ra khỏi cái lò nướng đang nóng, giúp họ tránh bị bỏng nặng. Tuy nhiên, đối với người bị loạn cảm, họ cảm thấy đau dù cho không có gì gây ra đau cả. Một số người bị loạn cảm đau có thể thấy đau dữ dội khi dùng vài sợi lông vuốt lên da họ.
Triệu chứng chính là cảm giác đau đến từ những kích thích không gây đau. Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến trầm trọng. Có người cảm thấy đau bỏng rát, trong khi người khác cảm thấy nhức hay đau như bị siết chặt.
Loạn cảm đau có thể làm giới hạn hoạt động và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biến chứng thường gặp của loạn cảm đau bao gồm:
- Trầm cảm
- Lo lắng
- Rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi
Phân loại
Loạn cảm đau chia làm 3 nhóm chính, được phân loại dựa trên nguyên nhân gây đau. Trong cả 3 nhóm loạn cảm đau này, đau vẫn là triệu chứng chính. Một người có thể có 1 loại hay có cả 3 loại loạn cảm đau đó là:
- Loạn cảm đau do nhiệt: gây ra các cơn đau liên quan đến nhiệt độ. Cảm giác đau xuất hiện do sự thay đổi nhiệt độ một ít trên da, như khi nhỏ vài giọt nước lạnh lên da.
- Loạn cảm đau cơ học: Chuyển động trên da gây ra loạn cảm đau cơ học, ví dụ như khi kéo ga trải giường qua da.
- Loạn cảm đau xúc giác: Xảy ra khi chạm hay ấn nhẹ lên da, ví dụ như một cú vỗ vai từ ai đó.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ. Bệnh có thể xảy ra do sự tăng đáp ứng hay vấn đề nằm ở thụ thể nhận cảm đau. Một số tình trạng bệnh lý sau có thể làm tăng nguy cơ gây ra loạn cảm đau.
- Đau nửa đầu: Đau đầu thường không phải là triệu chứng duy nhất trong đau nửa đầu, mà có thể có các triệu chứng kèm theo như buồn nôn hay nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Theo Tổ chức Đau nửa đầu Hoa Kỳ, có tới 80% người có dấu hiệu loạn cảm đau khi bị đau nửa đầu.
- Đau thần kinh sau zona: là một biến chứng của bệnh zona do mắc cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh zona có thể làm tổn thương các sợi thần kinh, dẫn đến đau thần kinh dai dẳng và liên quan đến loạn cảm đau.
- Đau cơ xơ hóa: là bệnh lý gây ra đau toàn thân. Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có thể liên quan đến di truyền trong một số trường hợp. Dường như có mối liên hệ giữa loạn cảm đau và bệnh đau cơ xơ hóa.
- Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường lâu ngày có thể gây tổn thương dây thần kinh, làm tăng khả năng người bệnh bị loạn cảm đau. Yếu tố tăng trưởng thần kinh (Nerve growth factor – NGF) rất cần thiết cho hệ thần kinh, và một số chuyên gia cho rằng đái tháo đường có thể làm giảm NGF. Một nghiên cứu gần đây trên động vật gặm nhấm cho thấy mức NGF thấp có thể dẫn đến cả tăng cảm đau.
- Hội chứng đau vùng phức hợp (complex regional pain syndrome – CRPS): là tình trạng đau kéo dài có xu hướng ảnh hưởng đến một chi, điển hình khi người bệnh từng bị chấn thương ở vùng này.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD