Kiến thức về cholesterol P.1

Cholesterol là gì?

cholesterol

Cholesterol là chất béo, không tan trong nước, nó được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein được sản xuất từ gan. Cholesterol gắn với hai loại lipoprotein chính, hình thành nên cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein cholesterol – LDL  và cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng cao (high density lipoprotein cholesterol – HDL).

LDL cholesterol là gì?

LDL thường được gọi là “cholesterol xấu”, bởi LDL mang cholesterol tới các mạch máu. Nếu nồng độ LDL trong máu quá cao, lắng đọng lại trong thành mạch máu, tạo thành các mảng vữa xơ mạch máu, làm hẹp lòng mạch, hạn chế dòng chảy của máu, làm tăng ngu y cơ tạo thành cục máu đông (có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ).

  • Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL nên ở mức < 100 mg/dL, tuy nhiên ở mức 100 – 129 mg/dL vẫn là bình thường (riêng trường hợp người có sẵn bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì cần giữ ở giá trị dưới 100 mg/dL). Nếu kết quả trong khoảng 130 – 159 mg/dL là ở giới hạn cao, 160 – 189 mg/dL là ở mức cao và từ 190 mg/dL trở lên là rất cao.
  • Ở trẻ em, giá trị bình thường thấp hơn so với người lớn. LDL nên giữ ở ngưỡng < 110 mg/dL, mức giới hạn cao là 110 – 129 mg/dL, và từ 130 mg/dL trở lên là mức cao.

HDL cholesterol là gì?

HDL là cholesterol tốt, bởi HDL giúp đưa cholesterol quay trở lại gan để loại bỏ khỏi cơ thể, giúp giảm hình thành vữa xơ mạch máu. Do đó nếu có nồng độ HDL cao sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Triglyceride là gì?

Triglyceride cũng là một loại chất béo nhưng có vai trò khác với cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố, còn triglyceride được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng.

Nếu cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride dự trữ trong tế bào mỡ. Nếu nồng độ triglyceride cao sẽ làm gia tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe.

Tăng cholesterol trong máu là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào sợi thần kinh và sản xuất hormone, giúp cho cơ thể hoạt động bình thường và khoẻ mạnh.

Có 2 loại chính là LDL và HDL. Nếu hàm lượng LDL tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa động mạch này sẽ gây hẹp hoặc tắc mạch máu, cản trở sự lưu thông của máu hoặc nặng hơn có thể vỡ mạch máu đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các nguyên nhân gây cholesterol trong máu cao?

Yếu tố di truyền

Nếu bạn có tiền sử gia đình thì đây được xem như một trong những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc phải tình trạng tăng cholesterol trong máu. Điều này được giải thích là do các gen điều khiển cơ thể xử lý cholesterol và chất béo của bạn được truyền từ bố mẹ bạn sang bạn.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo no như thịt đỏ, các loại sữa, kem, bơ, phomai, bánh ngọt, gan và các loại nội tạng động vật, các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán hoặc các loại thực phẩm chế biến từ bơ ca cao,chocolate…
  • Lười vận động: Những người ngồi hoặc nằm quá nhiều có nguy cơ cao bị cholesterol trong máu cao. Duy trì lối sống tập thể dục thể thao đều đặn, vận động nhiều sẽ giúp giảm triglycerid
  • Hút thuốc: Hút thuốc sẽ làm giảm HDL
Thói quen hút thuốc thường xuyên có thể là nguyên nhân gây tình trạng tăng cholesterol trong máu
  • Tuổi và giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh
  • Thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng có thể làm tăng triglycerid
  • Sử dụng rượu thường xuyên: Gây hại cho gan và dẫn tới tình trạng tăng cholesterol trong cơ thể
  • Bệnh tật: Người mắc phải một số bệnh như tiểu đườngsuy giáp sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

Những ai sẽ có nguy cơ cao bị tăng cholesterol máu

 

cholesterol

 

Những người sẽ có nguy cơ:

  • Tiền sử gia đình
  • Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo bão hòa
  • Thừa cân, béo phì
  • Mắc bệnh tiểu đường, thận, suy giáp

Cần làm gì để điều trị tăng cholesterol máu?

  • Nếu muốn giảm mức cholesterol máu bạn cần chăm chỉ tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh( sử dụng thức ăn ít chất béo bão hòa và tránh uống quá nhiều rượu và hút thuốc)
  • Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sau khi đánh giá mức độ tăng của bạn

Các thực phẩm nên dùng

  • Các loại rau, củ: Rau cải, rau muống, rau giền, dưa leo, dưa gang, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, mướp, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, su su…
  • Các loại hoa quả ít ngọt: Mận, bưởi, đào, cam, quýt, lê, táo, thanh long, dưa hấu.
  • Gạo và các loại khoai củ: Khoảng 200-250 g/ngày.
  • Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (bỏ da), cá ít mỡ.
  • Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

Các loại thực phẩm nên hạn chế

  • Gạo, khoai, ngũ cốc khác: Tối đa 3 bát cơm/ngày.
  • Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt.
  • Các loại hoa quả quá ngọt: Chuối, mít, na, vải, nhãn, xoài.
  • Sữa đặc có đường.
  • Trứng các loại: 1-2 quả/tuần.

Những thực phẩm không nên ăn

Rối loạn lipid máu

Các loại phủ tạng: Óc, tim, gan, thận, dạ dày, dồi lợn: Thịt mỡ, các loại mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ; Bơ, phomát, sôcôla; Sữa bột toàn phần. Khi chế biến thức ăn, nên tăng các món hấp luộc, hạn chế xào, rán.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe tổng quát giúp bạn phát hiện sớm và được điều trị kịp thời 

Nếu không được điều trị, tình trạng kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, thậm chí gây ra tử vong. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra mức cholesterol định kỳ mỗi 4 đến 6 năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao. Hiểu về các nguyên nhân làm tăng sẽ giúp bạn phòng tránh hoặc không cho căn bệnh này trở nên nghiêm trọng.


Giới thiệu kết nối cộng đồng Y KHOA LD

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36

Youtube: Y khoa LD

Trả lời