Hiểu đúng về bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Triệu chứng khi mắc bệnh sởi là gì?

bệnh sởi

Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sốt,
  • Ho khan,
  • Sổ mũi,
  • Ăn không ngon,
  • Chảy máu cam,
  • Đau họng,
  • Viêm kết mạc,
  • Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.

Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần.

Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.

Sau đó xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi là gì?

Trong những trường hợp không biến chứng, những người mắc bệnh sởi bắt đầu hồi phục ngay khi phát ban xuất hiện và cảm thấy bình thường trở lại sau khoảng hai đến ba tuần.

Nhưng có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do vi rút sởi. Những điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ em dưới 5 tuổi), ở người lớn trên 20 tuổi và ở bất kỳ ai khác nếu suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Trẻ em dưới 5 tuổi có xác suất tử vong cao nhất.

Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh sởi có thể gây ra cho bệnh nhân như:

  • Viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
  • Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
  • Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
  • Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
  • Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh sởi?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, do đó, tiêm phòng vaccine sởi là biện pháp phòng tránh hàng đầu. Với bệnh sởi trẻ cần được tiến hành tiêm chủng đầy đủ hai mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, nên thực hiện những biện pháp phòng bệnh sởi:

  • Người mắc bệnh sởi cần được cách ly, đồng thời tránh tập trung đông người khi xảy ra dịch.
  • Bệnh nhân, những người có tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân để chống lan truyền bệnh
  • Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh sởi, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. Với những trường hợp chưa mắc bệnh sởi thì việc tiêm phòng vacxin sởi là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh. Tại Vinmec luôn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng vacxin sởi hỗ trợ việc bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu tình trạng bệnh bùng phát.

bệnh sởi


Giới thiệu kết nối cộng đồng Y KHOA LD

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD

Youtube: Y khoa LD

Trả lời