Giác hơi là một phương thức trị liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ chế của giác hơi là dùng những chiếc cốc chuyên dụng để đặt lên da người bệnh. Mục đích là tạo áp suất âm trong những chiếc cốc này và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.
Giác hơi có tốt không?
Liệu pháp giác hơi có tốt không tùy thuộc vào việc bạn có áp dụng nó đúng cách, thời điểm và nơi thực hiện hay không. Bên cạnh những tác dụng của giác hơi, các tác dụng phụ bạn có thể gặp sẽ thường xảy ra trong quá trình điều trị hoặc ngay sau đó bao gồm:
- Sẹo trên da
- Khối máu tụ (bầm tím)
- Ra mồ hôi hoặc buồn nôn
- Nhiễm trùng, nguy cơ này nhỏ và có thể phòng tránh được
- Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình thực hiện
Nếu bạn muốn sử dụng liệu pháp như một phần của kế hoạch điều trị, bạn hãy thảo luận về điều này cùng với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn. Một số trường hợp cần tránh sử dụng liệu pháp này bao gồm:
• Trẻ em dưới 4 tuổi: Đối với trẻ lớn hơn 4 tuổi chỉ nên giác hơi trong thời gian rất ngắn.
• Đang dùng thuốc: Tránh sử dụng liệu pháp này nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
• Người lớn tuổi: Da của bạn sẽ trở nên mỏng manh hơn khi già đi. Bất kỳ phương pháp y tế nào cũng có thể gây tác động mạnh.
• Phụ nữ có thai: Tránh đặt cốc vùng bụng và lưng dưới. Phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng nên tránh thực hiện phương pháp này.
• Tình trạng sức khỏe: Bạn không nên thực hiện ở vùng da bị cháy nắng, vết thương, loét da hoặc mới trải qua chấn thương gần đây, rối loạn nội tạng.
Giác hơi là một liệu pháp lâu dài có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tạm thời và mãn tính. Cũng như nhiều phương pháp trị liệu thay thế khác, giác hơi có tốt không vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá đầy đủ hiệu quả thực sự.
Giác hơi có tốt không còn phụ thuộc vào chất lượng của các cơ sở trị liệu. Dưới đây là một số điều cần xem xét trước khi bạn lựa chọn cơ sở trị liệu:
- Cơ sở có sạch sẽ không?
- Người thực hiện sử dụng phương pháp nào?
- Người thực hiện có bất kỳ chứng chỉ hành nghề nào không?
- Người thực hiện có áp dụng các phương pháp an toàn, vô trùng không?
Tác dụng của phương pháp này có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe nếu bạn lựa chọn bộ giác chất lượng, áp dụng đúng cách hoặc thực hiện ở cơ sở trị liệu uy tín.Tốt hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thực hiện.
Phân loại
Các phương pháp giác hơi hiện nay bao gồm các loại sau:
- Giác hơi “khô”: Phương pháp này thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa, đốt cồn, thảo mộc, giấy. Khi lửa tắt thì người giác hơi nhanh chóng úp cốc vào da người bệnh, khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc.
- Giác hơi “khí”: Đây là phương pháp giác hơi thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt, cốc giác được áp lên da và hút không khí trong cốc bằng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không.
- Giác hơi “ướt”: Giác hơi bằng cách này sẽ kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Chỉ định và chống chỉ định
Một số bệnh lý có thể được điều trị bằng phương pháp giác hơi bao gồm:
- Cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn
- Đau nhức xương khớp như đau lưng, đau gối… hoặc đau mỏi cơ khớp
- Đau dạ dày, viêm dạ dày
- Tăng huyết áp
- Cảm mạo, ho kéo dài
- Béo phì
- Điều trị các vấn đề da liễu như mụn rộp, mụn trứng cá.
Trường hợp cần chống chỉ định với giác hơi
- Người bệnh có các tổn thương trên da tại vùng giác hơi như trầy xước, viêm da, các bệnh da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến…
- Người bệnh sốt cao hoặc đang co giật
- Bệnh nhân tiền sử bệnh tim, thận, phổi
- Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu, đang bị xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp, ung thư máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu
- Bệnh nhân phù toàn thân
- Các bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh…
- Tiền căn có huyết khối tĩnh mạch sâu
- Trẻ em dưới 4 tuổi
- Người cao tuổi khi lớp da và cơ quá mỏng, dễ xảy ra biến chứng khi giác hơi
- Bệnh nhân ung thư di căn
- Người đang say rượu, quá mệt mỏi, ăn quá no hoặc quá đói…
Hướng dẫn sử dụng bộ giác hơi tại nhà
-Chuẩn bị thực hiện: Bạn nên chọn nơi phòng kín gió, không khí lưu thông đều. Sau đó vệ sinh bộ giác hơi sạch sẽ bằng cồn y tế.
-Lựa chọn tư thế: Bạn có thể lựa chọn tư thế giác hơi mà mình thấy thoải mái nhất và tiện lợi cho việc thực hiện.
- Tư thế ngồi: Thích hợp ở vùng cổ, tay, vai, lưng eo.
- Tư thế nằm sấp: Để thực hiện vùng lưng, eo, mặt sau của chân.
- Tư thế nằm ngửa: Để thực hiện ở vùng ngực, bụng, mặt trước của chân.
- Tư thế nằm nghiêng một bên: Để thực hiện ở lưng, vai, mông và mặt ngoài của chân.
-Bắt đầu thực hiện: Bạn hãy chọn bộ cốc có kích thước phù hợp với vùng huyệt cần được điều trị. Nếu thực hiện ở vùng đầu mặt thì dùng bộ cốc giác hơi nhỏ, ở tay thì dùng bộ cốc giác hơi vừa, các vùng khác trên cơ thể dùng bộ cốc giác hơi vừa hoặc to. Thời gian đặt 1 cốc giác hơi dao động khoảng từ 5 – 10 phút, tránh dùng lực hút quá mạnh.
-Sau khi thực hiện: Sau khi tháo cốc ra, bạn có thể xoa dầu gió lên vùng vừa được điều trị. Và lưu ý vệ sinh dụng cụ bằng cồn y tế trước khi cất vào bộ giác hơi.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD