ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ GIÚP GIẢM RỦI RO ĐỘT QUỴ

Đo huyết áp tại nhà là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

đo huyết áp

KIỂM TRA HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ GIÚP GIẢM BIẾN CHỨNG TIM MẠCH, TAI BIẾN MẠCH MÁO NÃO… Ở NGƯỜI TRẺ

Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc khoảng 5% – 12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp ở người trẻ làm sớm hình thành vữa xơ động mạch và tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị sớm tăng huyết áp ở người trẻ góp phần ngăn ngừa biến chứng và hạn chế yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Tăng huyết áp ở người trẻ thường được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác. Trong số đó, đến 70% là không có triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt,…
Ở người trẻ, Tăng huyết áp thường có chỉ số huyết áp dưới cao, ví dụ 120/95mmHg, trong khi đó, tăng huyết áp ở người cao tuổi thường là tăng số huyết áp trên, ví dụ 170/80mmHg. Dấu hiệu không điển hình của tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp,…
Tăng huyết áp gây các biến chứng trên tim mạch, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, ở người trẻ bị tăng huyết áp thì tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần so với người không bị tăng huyết áp. Tỉ lệ này còn cao hơn khi người trẻ bị tăng huyết áp kèm theo các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh lý thận mạn,… Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị rối loạn cảm xúc theo chiều hướng dễ nóng giận, mất kiềm chế,…

Do đó, việc kiểm tra huyết áp định kỳ rất quan trọng, góp phần ngăn ngừa biến chứng và hạn chế yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch ở người trẻ.

lựa chọn máy đo huyết áp

Đo huyết áp tại nhà là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân

ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ GIÚP GIẢM RỦI RO ĐỘT QUỴ

Huyết áp cao hoặc huyết áp thấp cũng đều là trạng thái không tốt cho sức khỏe, là nguyên nhân chính gây ra tử vong và tàn phế do các biến chứng về tim, não, mạch máu… Vì vậy, cần biết tự đo huyết áp tại nhà và theo dõi huyết áp của mình, đây là một việc làm đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi phương tiện, trang bị gì quá đắt tiền.

Lợi ích của việc đo huyết áp tại nhà

Đo huyết áp tại nhà là cách tự kiểm soát huyết áp của bản thân, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, người già có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, việc đo huyết áp tại nhà có thể góp phần kiểm soát sự tăng/ giảm huyết áp bất ngờ để phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, đột quỵ… bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.

Về mặt tâm lý, khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng vì áp lực bệnh tật và có động lực để kiểm soát huyết áp của bạn tốt hơn.

Khi nào cần đo huyết áp

Từ 30 – 40 tuổi trở lên nên thường xuyên đo huyết áp tại nhà, khoảng 1 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, ví dụ mỗi tháng 2-4 lần. Trường hợp có bệnh cao huyết áp thật sự, nên đo huyết áp tại nhà nhiều lần hơn và tốt nhất nên đo hàng ngày. Nếu thấy cần thiết, bác sỹ có thể yêu cầu đo 2-3 lần/ngày hoặc nhiều lần hơn nữa.

Chỉ nên dùng một loại máy đo huyết áp để theo dõi thường xuyên. Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp cho việc kiểm tra huyết áp. Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử chạy bằng pin hoặc điện rất tiện cho người sử dụng và cho kết quả chính xác.


Giới thiệu kết nối cộng đồng

Y KHOA LD

Fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD 

Youtube: Y khoa LD

Trả lời