Những người thường xuyên hút thuốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn cai thuốc lá, vì đây là một hành trình dài, cần nhiều nỗ lực của bản thân. Bạn phải thật sự cương quyết trong chuyện từ bỏ thuốc lá, nhưng có bao giờ bạn thành công trong việc từ bỏ thói quen này? Đã bao giờ bạn nhận thấy tác hại của thuốc lá và những gì nó gây ra cho cơ thể bạn hay chưa? Không phải hút thuốc lâu dài mới gây hại cho cơ thể, mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ngay từ lần hút đầu tiên.
Tóm tắt về tác hại đáng sợ của thuốc lá và tầm quan trọng của việc bắt đầu cai thuốc lá ngay lập tức
Khói thuốc lá và các độc chất
Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen…Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá. Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào.
Sau đây là một số tác nhân có ảnh hưởng xấu nhất:
Nicotine: một chất gây nghiện mạnh, có trong thành phần của thuốc lá và gây ra tác động tiêu cực do phụ thuộc thuốc lá. Nicotine gây ra tăng nhịp tim, mức hô hấp, huyết áp, kích thích khu vực khoái cảm của não làm tăng cảm giác hưng phấn.
Carbon monoxide
Đây là loại khí không mùi, không màu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tác dụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.
Nhựa thuốc lá
Thuốc lá chứa cả ngàn hóa chất. Gần một nửa có tự nhiên hoặc do phản ứng giữa các hóa chất với nhau khi điếu thuốc được đốt cháy. Một số khác được nhà sản xuất cho thêm để tăng hương vị. Khi cháy, các hóa chất này kết tụ với nhau và tạo ra nhựa thuốc (tar), một hợp chất dính như keo, mầu vàng sậm. Hít vào, nhựa thuốc kích thích cuống họng và phế nang. Các hóa chất có trong nhựa là acetone, ammonia, benzene, cyanide, formaldehyde, phenol, toluene, cadmium, arsenic, thủy ngân, chì…
Thuốc lá và các bệnh lý nguy hiểm
Cứ 2 người hút thuốc lá sẽ có 1 người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và phân nửa trong số này sẽ chết trong tuổi trung niên, mất đi khoảng 22 năm tuổi thọ. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có mối liên quan rõ rệt giữa nghiện thuốc lá và nhiều căn bệnh, trong đó nổi bật là:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Tai biến mạch máu não
- Cao huyết áp
- Ung thư
- Bệnh tim
Lợi ích của việc cai thuốc lá
Vài lợi ích thấy ngay như:
+ Hơi thở thơm tho hơn.
+ Quần áo, da, tóc không còn hôi.
+ Răng trắng lại.
+ Không còn vàng ngón tay và móng tay.
+ Ăn ngon miệng hơn.
+ Khứu giác trở về bình thường.
+ Không còn khó thở khi vận động.
+ Tiết kiệm tiền.
Ngoài ra cai thuốc lá cũng làm giảm nguy cơ tiểu đường, giúp tim, phổi, mạch máu hoạt động tốt hơn. Cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Cai ở tuổi nào cũng giúp sống lâu hơn và khỏe hơn.
Lợi ích lâu dài sau khi cai thuốc lá thành công
- Tuần hoàn được cải thiện và hoạt động của phổi tốt lên.
- Giảm 1 nửa nguy cơ bệnh mạch vành (mạch máu của tim) so với người tiếp tục hút thuốc.
- Giảm 1/2 nguy cơ ung thư vùng miệng, họng, thực quản, bàng quang.
- Nguy cơ ung thư cổ tử cung giảm xuống như người không hút thuốc.
- Nguy cơ đột quỵ cũng giảm xuống như người không hút thuốc sau 2-5 năm.
- Nguy cơ tử vong do ung thư phổi giảm còn 1/2 so với người tiếp tục hút.
- Nguy cơ ung thư thanh quản và tụy giảm.
- Nguy cơ bệnh mạch vành giống như người không hút thuốc.
- Cải thiện khả năng tình dục
Chuẩn bị tinh thần với triệu chứng cai thuốc lá
Khi người hút thuốc cố gắng cắt giảm hoặc từ bỏ thuốc lá, việc thiếu hụt nicotine sẽ dẫn đến các triệu chứng cai thuốc có liên quan đến cả thể chất lẫn tinh thần. Về thể chất, cơ thể sẽ có phản ứng lại vì thiếu hụt nicotine. Về tinh thần, người hút thuốc phải đối mặt với việc từ bỏ một thói quen, dẫn đến những thay đổi rất lớn về hành vi. Về mặt cảm xúc, người hút cảm thấy như mất đi một người bạn thân. Để thành công trong quá trình bỏ thuốc, người hút cần phải tìm các biện pháp giải quyết triệt để được 3 yếu tố nghiện thuốc lá kể trên.
Các triệu chứng đói thuốc thông thường sẽ xuất hiện trong khoảng vài giờ sau mỗi lần hút thuốc và đạt đỉnh cao sau 2 đến 3 ngày, khi hầu hết lượng nicotine cũng như những phụ phẩm đi kèm đã thoát ra khỏi cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bức bối trong khoảng vài ngày, có khi là vài tuần. Nhưng nếu vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ dần dần trở nên bình tĩnh lại và cảm nhận được cơ thể đang trở nên khỏe khoắn hơn. Cùng tham khảo bài viết hội chứng cai thuốc lá để chuẩn bị tinh thần vững vàng để cai thuốc lá bạn nhé.
Kinh nghiệm cai thuốc lá hiệu quả
Cai thuốc lá là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều khó khăn, điều này không mấy dễ dàng với những người hút thuốc lâu năm. Chính sự kiên trì và nổ lực cùng với những phương pháp cai thuốc khoa học sẽ đưa đến thành công.
Dưới đây là 7 bước trong quá trình cai thuốc lá thành công:
Bước 1: Quyết tâm
Đây là giai đoạn mà người hút thuốc lá cần có một quyết tâm cao, vững vàng để thực sự bắt đầu với cuộc chiến này. Nếu bạn vượt qua được giai đoạn này sẽ là bước đệm vững chắc cho các giai đoạn sau. Trong giai đoạn này, hãy chuẩn bị thật tốt và đủ niềm tin từ bỏ thuốc lá bạn nhé.
Bước 2: Chọn ngày
Ý nghĩ về việc bỏ thuốc đã nhen nhóm nhưng người hút chưa thực sự sẵn sàng để thực hiện với nỗ lực nghiêm túc thì đây chính là lúc bạn cần cho mình sự lựa chọn để bỏ thuốc lá bằng việc chú ý chọn ngày bắt đầu hành trình cai thuốc lá hiệu quả.
Bước 3: Thử thách
Trong lúc này việc khó khăn nhất chính là vượt qua tất cả cám dỗ trong quá trình cai thuốc lá. Thật sự, trước những cám dỗ này khiến bạn cảm thấy khó chịu, bứt rứt tuy nhiên với một tinh thần vũng vàng bạn cũng có thể vượt qua được, dần dần bạn sẽ không bị lệ thuộc vào thuốc lá nữa.
Bước 4: Quản lý thói quen
Đây là gia đoạn mà bạn quản lý thói quen thường ngày để quên đi điếu thuốc bằng những việc có ích hơn để xóa tan cảm giác thèm thuốc cùng với đó là sự hỗ trợ, khích lệ to lớn từ người thân và bạn bè khi cai thuốc, ngoài ra đó chính là việc học những kĩ năng mới lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Bước 5: Đối phó với căng thẳng
Bạn có biết căng thẳng cũng có thể khiến bạn thèm hút thuốc? Nếu bạn từng dựa vào hút thuốc để kiểm soát căng thẳng và xem điếu thuốc lá là “thuốc an thần” của bạn, cơ thể bạn đã học được cách kết hợp hai cảm giác căng thẳng và hút thuốc với nhau. Nghĩa là, nếu một tình huống căng thẳng xuất hiện ngay sau khi bạn bỏ thuốc lá, cơn thèm nicotine không chỉ có thể tái phát mà còn rất khó kiểm soát.
Bước 6: Phần thưởng
Cai được thuốc lá thành công đã là một nổ lực rất lớn đối với bản thân. Bằng cách động viên, khích lệ, bạn có thể tự thưởng cho bản thân khi cai thuốc lá bằng những món quà mà bạn yêu thích. Tuy nhiên bạn hãy luôn nhớ rằng không bao giờ được dễ dãi với chính mình, tự hứa với lòng là không được mua những sản phẩm có chứa nicotine.
Bước 7: Từ biệt thuốc lá
Đây là giai đoạn cuối cùng trong hành trình đầy gian truân này. Việc vấp ngã và tái nghiện vẫn có thể diễn ra nếu như bạn không cố gắng. Nếu không bao giờ nghĩ đến việc hút thước nữa thì chúc mừng bạn đã kiên trì đi đến đích hành trình cai thuốc lá hiệu quả.
Hành trình cai thuốc lá là chặng đường nhiều khó khăn, hãy quyết tâm vượt qua để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân tránh xa điếu thuốc lá, có tinh thần vững vàng để đối phó với những triệu chừng khi cai thuốc nhé chúc các bạn thành công!
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD