Khi bị chó dại cắn phải sơ cứu sao cho đúng
Nếu đã xác định bị chó dại cắn, bạn cần ngay lập tức thực hiện các bước sau:
- Đầu tiên, bạn rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước, bôi thuốc sát trùng để làm sạch vết thương.
- Sau đó, bạn đến bệnh viện ngay để thực hiện tiêm phòng dại và xử lý vết thương. Nếu bạn để quá lâu, virus sẽ di chuyển qua hệ thống thần kinh, lây lan đến các cơ quan và não của bạn. Tại thời điểm đó, sẽ quá muộn để các bác sĩ làm bất cứ điều gì.
Trường hợp chưa rõ con vật có mắc dại hay không, bạn cần tiến hành sơ cứu vết thương. Cách sơ cứu khi bị chó cắn sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết cắn, cụ thể:
- Nếu da bạn bị xước, hãy rửa vùng đó bằng nước ấm và xà phòng.
- Nếu vết cắn chảy máu, hãy đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để cầm máu.
Dù chưa xác định chắc chắn chó cắn bạn bị dại, bạn vẫn cần tiêm ngay vaccine phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
- Vết cắn ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục.
- Chó cắn có biểu hiện dại hay địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh
Không tiêm ngay mà phải theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh.
Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) khi bị chó dại cắn
Khi nghi nhiễm bệnh dại, bạn cần thực hiện PEP ngay lập tức. PEP bao gồm một đợt tiêm vaccine bệnh dại mạnh kèm theo sử dụng immunoglobulin để tăng hiệu quả của vaccine.
- PEP phải được áp dụng bằng phác đồ đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
- PEP không chống chỉ định nếu sử dụng chung với immunoglobulin. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cũng không chống chỉ định với PEP.
- Nếu immunoglobulin bệnh dại không có sẵn trong lần tiêm đầu tiên, bạn phải đợi đến 7 ngày sau liều tiêm đầu tiên mới sử dụng được.
- Không nên chờ kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm hoặc trì hoãn cho tới khi nghi ngờ chó bị bệnh dại mới bắt đầu thực hiện PEP.
- Đối với bệnh nhân bị chó dại cắn sau nhiều tháng mới điều trị PEP, thì việc điều trị vẫn phải được thực hiện như người bệnh mới bị nhiễm gần đây.
- PEP được áp dụng ngay cả khi bạn chỉ nghi ngờ động vật cắn bị dại hoặc không thể tìm ra được con vật đã cắn mình. Tuy nhiên, có thể ngừng sử dụng vaccine và immunoglobulin nếu động vật đó được xác định là đã tiêm phòng bệnh dại.
- Trong các khu vực nhiễm bệnh dại, PEP nên được thực hiện ngay lập tức trừ khi có đầy đủ dữ liệu chỉ ra rằng, loài động vật cắn bạn không bị mắc bệnh dại.
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD