Công việc văn phòng kéo dài 8 giờ mỗi ngày khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và gây ra một số bệnh lý vì phải ngồi lâu, liên tục.Một số bệnh thường gặp dân văn phòng cần biết để phòng tránh
Béo phì-văn phòng
Ngồi nhiều
Dân văn phòng phải ngồi trung bình 8 tiếng/ngày, một tháng ngồi 240 tiếng, một năm sẽ là 2.880 tiếng. Khi ngồi, cơ thể thể tiêu hao 1-2 calo/phút, trong khi lượng calo nạp vào cơ thể lại lớn hơn rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cân nặng của dân văn phòng dễ vượt kiểm soát. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng chứng minh emzyme chịu trách nhiệm phá vỡ chất béo không làm việc khi chúng ta ngồi vì thế kích cỡ của các vòng cứ thế tăng lên đều đặn.
Ăn tại chỗ
Trong một báo cáo khoa học mới đây, 87% dân văn phòng thường ăn trưa ngay trên bàn làm việc của mình và vừa ăn vừa làm việc riêng như kiểm tra mail, lướt facebook, gọi điện thoại, đọc tin tức… Việc ăn uống mất tập trung khiến bạn không có cảm giác no, từ đó dẫn đến kết quả ăn nhiều. Lượng calo, đặc biệt là tinh bột nạp vào cơ thể quá mức quy định khiến cơ thể tăng cân chóng mặt.
Cảm giác đói
Khoảng thời gian giữa buổi chiều là thời điểm dân văn phòng dễ cảm thấy đói, do sự sụt giảm năng lượng, tất yếu phải nạp năng lượng để tiếp tục làm việc. Những món ăn nhanh với hàm lượng calo cao là lựa chọn lý tưởng để đạp tan cơn đói. Không cưỡng nỗi cám dỗ, nhiều người đã phá vỡ chế độ ăn uống của chính mình. Đồng thời làm việc dưới áp lực, căng thẳng còn làm tăng hàm lượng hoocmon cortisol kích thích sự thèm ăn
Bệnh cơ xương khớp-văn phòng
Các nguyên nhân có thể gây ra thoái hóa cột sống ở dân văn phòng, bao gồm:
Ngồi sai tư thế
Tính chất công việc của dân văn phòng là phải ngồi nhiều và làm việc liên tục trong thời gian dài. Vì vậy nếu có tư thế ngồi sai lệch, cột sống có thể bị chèn ép, suy yếu và tổn thương theo thời gian. Ban đầu, ngồi sai tư thế chỉ gây đau mỏi vai gáy và thắt lưng nhưng nếu không khắc phục, áp lực lên cột sống có xu hướng tăng lên dẫn đến thoái hóa đốt sống và đĩa đệm.
Không chỉ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống, thói quen này còn gây gù vẹo lưng, đau thần kinh tọa, hội chứng đau vai gáy và thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra khi ngồi sai tư thế, cột sống chèn ép lên các mao mạch khiến quá trình tuần hoàn máu bị hạn chế, gây ra tình trạng tê bì chân tay
Ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài
Ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh xương khớp ở dân văn phòng. Tình trạng này khiến cho cột sống và xương khớp thiếu linh hoạt, tê cứng và dễ bị đau nhức khi có tác động. Hơn nữa, ngồi làm việc quá lâu còn ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, dẫn đến giảm chuyển hóa dinh dưỡng tại cột sống, các chi và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
Bàn làm việc, ghế ngồi không phù hợp với chiều cao
Sử dụng ghế ngồi và bàn làm việc không cân xứng với chiều cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp ở dân văn phòng. Tư thế ngồi không thoải mái làm tăng áp lực cổ – vai – gáy và vùng thắt lưng, lâu dần gây đau nhức do tăng áp lực lên đốt sống.
Không tập thể dục sau thời gian làm việc
Trên thực tế, nhiều người làm công việc văn phòng nhưng vẫn có sức khỏe tốt và hệ thống xương khớp dẻo dai nhờ tập thể dục thường xuyên. Dành 20 – 30 phút mỗi ngày tập các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, yoga,… giúp thư giãn cơ, giảm áp lực lên cột sống, khớp vai, khớp gối và thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp tăng hoạt động não bộ, giảm stress và cải thiện vóc dáng.
Ngược lại, không tập thể dục sau khi ngồi làm việc trong thời gian dài có thể khiến xương khớp suy yếu dần và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, hội chứng đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn,…
Hội chứng ống cổ tay-văn phòng
Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay nhiều hơn nam giới gấp 3 lần. Điều này xảy ra là do đa số phụ nữ có cổ tay nhỏ hơn cổ tay của nam giới, nên họ dễ bị gây chèn ép dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay.
Hội chứng này xảy ra do một dây thần kinh trong cổ tay bị chèn ép. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những công việc hàng ngày như việc thường xuyên phải sử dụng các dụng cụ cầm tay, chơi nhạc cụ hoặc lao động chân tay. Ngoài ra, một số ý kiến khác còn cho rằng làm việc với máy tính cũng có thể gây nên hội chứng ống cổ tay.
Rối loạn này thường bắt đầu từ từ và trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến không chỉ một mà cả hai tay của bạn. Bạn có thể cảm thấy tê hoặc ngứa ran các ngón tay, đặc biệt là ngón giữa và ngón cái, đau và khó chịu ở cổ tay.
Trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính-văn phòng
Đặc thù công việc của dân văn phòng là phải ít vận động, làm việc với giấy tờ, máy tính 7-8 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ liền góp phần gây áp lực lên hậu môn, trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, người làm văn phòng thường không ăn đủ rau xanh, cộng với việc ít uống nước sẽ gây ra tình trạng táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
Bên cạnh đó, nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia, hội họp sau mỗi giờ làm. Việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ cũng gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, đại tiện ra máu và làm tăng nguy cơ mắc trĩ.
Sự mệt mỏi sau một ngày làm việc cũng hạn chế sự vận động khi về nhà. Khi đó, chúng ta chỉ mong muốn nằm hoặc ngồi nghỉ, xả stress bằng việc ngồi ôm máy tính tán gẫu với bạn bè trên mạng xã hội.
Hầu hết trường hợp mắc bệnh thường không nhận biết sớm bản thân bị trĩ cho đến khi các triệu chứng như đau rát, xuất huyết và các búi trĩ đã xuất hiện rõ rệt. Lúc này, dân văn phòng có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như đau rát, khó khăn khi ngồi; cơ thể suy nhược vì mất máu; chức năng hậu môn bị rối loạn; mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới; thậm chí viêm nhiễm dẫn đến hoại tử.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch như tuổi tác, béo phì, chế độ làm việc, mang thai nhiều lần, tiếp xúc với nắng nóng, mang giày cao gót hay diện những trang phục bó sát làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, khi nói đến suy giãn tĩnh mạch thì phần lớn do làm việc trong điều kiện ngồi lâu hay đứng lâu khiến máu trong các tĩnh mạch chân ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van, thành mạch.
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD