Bệnh trĩ gây ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn. Bệnh xuất hiện không rõ ràng, khó xác định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ là chảy máu trực tràng, ngứa và đau.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia ra thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra ở cả nam và nữ. Mặc dù trĩ thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng có thể gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu lâm sàng bệnh trĩ
Bệnh trĩ phổ biến hơn ở người lớn tuổi và những người có các tình trạng như tiêu chảy, táo bón, u xương chậu, phụ nữ trong và sau khi mang thai, những người ngồi trong thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:
- Chảy máu trực tràng không đau;
- Ngứa hoặc đau hậu môn;
- Phình mô quanh hậu môn;
- Rò phân hoặc khó vệ sinh sạch sau khi đại tiện.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may…
Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Chẩn đoán bệnh trĩ
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng.
Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý trên.
Soi hậu môn bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.
Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn …
Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội:
- Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.
- Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.
- Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
- Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.
Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ
Bổ sung chất xơ – Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong các cách tốt nhất để làm mềm phân.
Lượng chất xơ được khuyên dùng là khoảng 20g đến 35g mỗi ngày – chất xơ có nhiều trong hoa quả và rau xanh.
Giới thiệu kết nối cộng đồng
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa 36
Youtube: Y khoa LD