Bệnh đau mắt đỏ và biểu hiện của bệnh
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng bị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virus gây ra.
Biểu hiện: Những người bị đau mắt đỏ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu sẽ bị một mắt về sau có thể sẽ lây sang mắt bên kia. Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải và cũng dễ lây lan.
Người mắc bệnh đau mắt đỏ ban đầu sẽ có cảm giác nóng rát mắt, cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề và chảy nước mắt. Những triệu chứng xuất hiện sớm như mắt đỏ, có ghèn. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau 1 mắt, sau đó sẽ lây sang mắt còn lại.
Những người bị nhẹ sẽ chỉ các dấu hiệu đặc trưng như sau: mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa, thị lực của bệnh nhân không bị ảnh hưởng… Tuy nhiên nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, trong mắt có màng
Nguyên nhân bị đau mắt đỏ
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường ô nhiễm, điều kiện sinh sống kém, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt….cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và dễ bùng phát thành dịch.
- Đau mắt đỏ do virus: Adenovirus và herpesvirus là những loại virus phổ biến gây ra bệnh đau mắt đỏ. Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh, đau họng cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus pneumonia…đều là nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ. Đối tượng dễ bị mắc đau mắt đỏ do vi khuẩn nhất là trẻ em đang trong lứa tuổi đi học.
- Đau mắt đỏ do dị ứng: có thể bạn bị dị ứng với bụi, phấn hoa hoặc lông của thú vật…
- Các chất khác như clo trong bể bơi, mỹ phẩm… cũng có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ
- Bệnh thường gặp vào lúc thời tiết giao mùa, đây là thời điểm mà cơ thể con người dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu đi nên dễ bị bệnh.
Đau mắt đỏ có lây không
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ bị lây và dễ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và có sự gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bị bệnh. Chính vì vậy các môi trường như công sở, lớp học hay các địa điểm công cộng khiến cho bệnh lây lan rộng rãi hơn.
Đau mắt đỏ có thể lây từ người này sang người khác qua những cách sau:
- Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường nước mắt ,dịch mắt ….
- Do chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khóa, …hoặc có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bàn chải, gối…
- Do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh
- Do thói quen hay sờ mũi, miệng, hay dụi mắt
- Khi người bị đau mắt đỏ nói chuyện hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bọt truyền từ người bệnh sang người lành.
- Ở những địa điểm công cộng, nơi có mật độ dân cư cao, bệnh càng dễ lây lan và bùng phát thành dịch.
Lưu ý: tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác để dùng, không dùng lá trầu không để đắp lên vùng mắt bị đau hoặc các bài thuốc truyền miệng chưa có cơ sở khoa học để chữa bệnh vì chúng có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt…
- Đồ dùng cần được giặt sạch, phơi khô ngoài nắng
- Không dụi mắt
- Nếu đang có dịch, không nên đi bơi
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, kể cả những người đang bị đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ phải lưu ý điều gì?
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày
- Thuốc nhỏ mắt và các đồ dùng của người bị bệnh tuyệt đối không được dùng chung
- Nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh
- Đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm
- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
- Để mắt thư giãn, nghỉ ngơi tránh để mắt làm việc quá sức khi bị đau mắt đỏ.
- Không nên ăn thức ăn cay nóng trong thời gian bị bệnh
- Không được tự ý mua thuốc để tự điều trị
fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD