9 bước kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà

9 bước kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà

vì sao phải đo đường huyết tại nhà thường xuyên

Mục đích đo đường huyết tại nhà là gì?

Đo đường huyết tại nhà là phương pháp xét nghiệm được dùng để đo nồng độ một loại đường trong máu, gọi là đường glucose, có thể được thực hiện tại nhà hay bất cứ nơi đâu bằng cách dùng một dụng cụ gọi là máy đo đường huyết.

Xét nghiệm này dùng để theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Bạn nên hỏi bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm vào khoảng thời gian nào. Số lần đo sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hoặc cách theo dõi bệnh tiểu đường và tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Ví dụ như trường hợp bạn uống insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn có thể cần phải đo thường xuyên hơn.

Bằng cách đo đường trong máu, bạn có thể biết được lượng đường sẽ thay đổi thế nào khi bạn ăn, mắc phải một số bệnh, căng thẳng, uống một số loại thuốc hay những hoạt động khác. Đo trước và sau khi ăn có thể giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống.

Một vài loại máy đo đường huyết có thể lưu trữ kết quả lên đến cả trăm lần đo, điều này cho phép bạn xem lại những số đo trước và dựa vào đó dự đoán mức độ đường ở một vài thời điểm nhất định trong ngày. Nó còn cho phép bạn phát hiện ra khi nào lượng đường của bạn vượt quá trị số cho phép. Một số máy sẽ truyền thông tin sang máy tính để biểu thị kết quả thành biểu đồ giúp bạn dễ dàng phân tích.

Một vài máy đo đường huyết mới có thể tương thích với máy bơm insulin. Máy bơm insulin là thiết bị truyền insulin suốt cả ngày. Máy đo sẽ xác định lượng insulin nên nhận vào để giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

9 bước kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà

Bước 1

Rửa tay bằng nước ấm và thấm khô, đảm bảo tay bạn ấm. Nếu tay lạnh làm các mạch máu co lại, điều này làm cho việc chích máu ở đầu ngón tay khó khăn hơn và làm tăng cảm giác đau.

Bước 2

Lắp kim vào bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của da người bệnh.

Bước 3

Lấy que thử ra khỏi hộp (đậy nắp hộp lại ngay).

Bước 4

Đưa que thử vào máy để máy tự khởi động hoặc và bật máy thử đường máu, đối chiếu code hiện trên máy có trùng với code của que thử không (nếu không trùng phải chỉnh lại cho đúng).

Bước 5

Vuốt nhẹ dồn máu từ gốc ngón tay lên đầu ngón tay, đưa đầu bút chích máu vào mép ngoài cạnh đầu ngón và bấm bút chích máu, nặn nhẹ để lấy đủ giọt máu (tùy theo từng loại máy mà lấy ít hay nhiều máu). Chọc một bên ngón tay. Tránh sử dụng ngón trỏ của bạn hoặc ngón tay cái vì điều này có thể làm đau nhiều hơn và đừng chọc vào giữa, hoặc quá gần móng tay, vì điều này thực sự có thể gây tổn thương.

Bước 6

Thấm máu vào giấy thử rồi cắm vào máy, hoặc để cạnh để que thử hút máu (tùy từng loại máy lấy máu ở ngoài hay loại mao dẫn).

Bước 7

Lau sạch máu bằng bông khô.

Bước 8

Đợi máy hiện kết quả (từ 5- 45 giây).

Bước 9

Ghi nhật ký về kết quả đường huyết của bạn, vệ sinh dụng cụ đo đường huyết  theo hướng dẫn.

tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì

Vì sao phải đo đường huyết tại nhà thường xuyên?

Thực tế, bệnh nhân đái tháo đường không gặp phải triệu chứng gì rõ ràng, trừ trường hợp tăng đường huyết quá mức hoặc hạ đường huyết quá mức. Vậy vì sao phải theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên?

Vì sao phải theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên? Tăng đường huyết quá mức có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan khác, bao gồm:

– Tim mạch: suy tim và đột quỵ

– Thận: tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, làm giảm chức năng thận dẫn đến suy thận.

– Mắt: thị lực suy giảm, có thể dẫn đến mù lòa, ngoài ra có thể gặp tình trạng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

– Thần kinh: cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở không ổn định, hay tiết mồ hôi.

– Nhiễm trùng bàn chân: tổn thương thần kinh làm bàn chân mất cảm giác, đồng thời nồng độ đường trong máu cao

Vì sao phải theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên? Theo dõi đường huyết tại nhà thường xuyên cho biết được tình trạng đường huyết, giúp điều chỉnh chế độ ăn, vận động và thuốc điều trị nếu cần, từ đó làm giảm nhẹ các biến chứng.

Giới thiệu kết nối cộng đồng Y KHOA LD

fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD

Youtube: Y khoa LD

Trả lời