Máy đo đường huyết là một thiết bị y tế dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hoặc 2 để giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường của mình, đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý hơn. Nhu cầu sử dụng máy đo đường huyết tại nhà của khách hàng ngày càng cao. Sau đây Dụng cụ y khoa LD sẽ giải đáp 5 câu hỏi thường gặp để khách hàng tìm hiểu thêm trước khi mua máy đo đường huyết:
Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà như thế nào?
- Rửa sạch tay với xà phòng và lau khô tay bằng khăn sạch.
- Đặt kim chích máu sạch vào bút chích. Thiết bị chích máu là dụng cụ có kích thước như một cây bút giúp cho cây kim chích đúng vào vị trí cần lấy máu và đưa kim đâm sâu vừa phải.
- Lấy que thử khỏi hộp. Đóng nắp hộp ngay sau khi tháo que ra để ngăn hơi nước ảnh hưởng. Đôi khi que thử ở sẵn trong máy.
- Chuẩn bị máy đo đường huyết trong máu và nghe theo hướng dẫn trên máy.
- Dùng thiết bị chích máu và chích vào phía bên cạnh đầu ngón tay. Không nên chích vào đầu ngón tay vì gây ra cảm giác đau đớn và không lấy đủ máu cho xét nghiệm. Một vài máy đo đường huyết dùng kim chích máu để lấy mẫu máu thử những vị trí khác thay vì lấy từ ngón tay, như lòng bàn tay hay cánh tay trước.
- Nhỏ một giọt máu vào đúng chỗ trên que thử.
- Ép bông gòn lên chỗ ngón tay bị chích để ngừng chảy máu.
- Nghe theo hướng dẫn máy đo để lấy kết quả. Một vài máy chỉ mất vài giây để đưa ra kết quả.
Nên đo đường huyết bao nhiêu lần 1 ngày?
Nhìn chung, số lần thực hiện xét nghiệm đo phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn đang mắc phải và phương pháp điều trị bạn đang sử dụng.
Bệnh tiểu đường loại 1
Bác sĩ sẽ khuyên đo đường trong máu từ 4 – 8 lần/ngày nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1. Bạn nên đo trước khi ăn và sau khi vận động, trước khi ngủ, hay một vài lần vào buổi tối. Bạn nên đo đường thường xuyên hơn khi bạn cảm thấy không khỏe, thay đổi hoạt động hằng ngày hay bắt đầu dùng thuốc mới.
Bệnh tiểu đường loại 2
Nếu bạn uống insulin kiểm soát bệnh tiểu đường týp 2, bác sĩ khuyên đo 2 – 3 lần/ngày, phụ thuộc vào loại và lượng insulin bạn uống. Bạn nên đo trước khi ăn và trước giờ ngủ. Nếu bạn điều trị bệnh tiểu đường týp 2 mà không dùng thuốc insulin hay chỉ với chế độ ăn uống và vận động, bạn không cần đo thường xuyên
Lượng máu đo bao nhiêu là đủ đo đường huyết tại nhà ?
Trước khi mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà, các bạn nên tham khảo và tư vấn kỹ về sản phẩm cũng như máy đo đường huyết. Để tránh trường hợp cho kết quả sai dẫn đến khó khăn trong quá trình điều trị. Thông thường khi dùng máy đo đường huyết tại nhà. Lượng máu lấy ra trung bình chỉ là giọt máu lấy ra từ ngón tay khoảng 0.5- 0.6 μL là đủ.
Loại máy đo đường huyết nào được hỏi mua nhiều nhất?
OGCare
Chế độ lưu kết quả thông minh ưu việt – phân biệt kết quả lưu trước bữa ăn và sau bữa ăn. Máy tự đông nhận mã que. Có chức năng tính kết quả trung bình của 14 ngày. An toàn khi sử dụng với nút bấm nhả que hạn chế lây nhiễm. Sản phẩm cho kết quả cực kì chính xác và đáng tin cậy, sản phẩm này là lựa chọn tốt nhất cho mọi người.
Accu-Chek Active
Độ chính xác đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 15197:2013. Thời gian đo nhanh. Dễ dàng để đo, bạn không cần phải nhấn bất kỳ nút nào. Kiểm tra thể tích máu. Máy tự động lưu đến 500 kết quả với thời gian và ngày giờ đo. Linh động trong cách lấy máu: có thể lấy máu khi que thử ở ngoài máy hoặc lấy máu khi que thử ở trong máy.
Giá của máy đo đường huyết như thế nào?
Giá của máy đo đường huyết phụ thuộc vào từng hãng, giá dao động từ 600.000đ – 1.500.000đ. Để chọn được máy đo đường huyết phù hợp nhất phù hợp với kinh tế cũng như nhu cầu cụ thể cần kiểm tra hàng ngày. Qúy khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 0355500088 để được tư vấn cụ thể và chọn được mẫu máy phù hợp cho từng khách hàng.
Fanpage facebook: Dụng cụ y khoa LD
Youtube: Y khoa LD